Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
05:48 01/09/2023

Thu hút FDI của Việt Nam nhảy vọt hơn 100 bậc trên BXH thế giới

Giai đoạn 1986 - 2022, Việt Nam đã nhảy từ vị trí thứ 136 lên thứ 28, nhảy 108 bậc, vượt Hàn Quốc, Chile, Đan Mạch… trong trong bảng xếp hạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới năm 2022.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), vốn FDI vào VN năm 1986 khoảng 3 triệu USD, xếp thứ 136/160 quốc gia toàn cầu, thứ 9/10 nước trong khu vực ASEAN. Thế nhưng đến 2022, vốn ngoại vào VN tăng gấp 6.000 lần, lên 19 tỉ USD, xếp vị trí thứ 28 trên toàn cầu và thứ 3/10 trong khối ASEAN. Tuy nhiên, theo số liệu cập nhật từ Bộ KH-ĐT, vốn FDI vào VN năm 2022 lên đến 22,4 tỉ USD.

Việt Nam nhảy vọt hơn 100 bậc trên BXH thế giới về thu hút FDI

Trong đó, Việt Nam có 2 lần xếp thứ 2 trong bảng xếp hạng các quốc gia thu hút dòng vốn FDI lớn nhất trong khối ASEAN với vốn FDI đạt 9,58 tỷ USD vào năm 2008 và 7,6 tỷ USD vào năm 2009.

Như vậy, Việt Nam nhảy vọt 108 bậc trong bảng xếp hạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới giai đoạn 1986 - 2022. Cùng với đó, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã tăng hơn 6.000 lần trong giai đoạn 1986 - 2022.

Năm 2022, 30 nước thu hút vốn FDI nhiều nhất thế giới gồm có: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Singapore, Pháp, Ireland, Đức, Canada, Thụy Điển, Brazil, Ấn Độ, Tây ban nha, Nam Phi, Nga, Ba Lan, México, Nhật Bản, Hungary, Úc, Bỉ, Phần Lan, Áo, Israel, Indonesia, UAE, Ả Rập Saudi, Ý, Malaysia, Việt Nam, Hàn Quốc, Chile, Đan Mạch.

Nhìn vào bảng xếp hạng, có thể thấy Việt Nam đã vượt qua cả Hàn Quốc, Chile, Đan Mạch trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Không chỉ gia tăng mạnh về số lượng, vốn đầu tư, làn sóng đầu tư từ một số quốc gia lớn như Mỹ, châu Âu và tại khu vực châu Á như Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm càng xác tín thêm những thay đổi đáng kể về chất trong thu hút vốn FDI vào VN. Theo nhận xét của các chuyên gia kinh tế, vốn ngoại vào VN đang có khuynh hướng tập trung vào các ngành nghề có hàm lượng chất xám cao như công nghiệp phần mềm, điện tử tin học, dược phẩm, cơ khí chính xác… Đặc biệt, gần đây nổi lên là thu hút đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo. Trong giai đoạn 2015-2022, Việt Nam thu hút 106,8 tỷ USD vốn FDI vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, đứng thứ 2 trong số các nền kinh tế đang phát triển trên thế giới.

Nguyên nhân bởi kể từ khi Chính phủ Việt Nam cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 thì rất nhiều tập đoàn năng lượng quốc tế đã đến Việt Nam tìm cơ hội đầu tư vào ngành năng lượng tái tạo. Đi kèm với các tập đoàn này, là hàng loạt doanh nghiệp cung ứng trong lĩnh vực chế biến, chế tạo.

Tính hấp dẫn đến từ lĩnh vực năng lượng tái tạo cũng góp phần không nhỏ vào sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư nước ngoài, khởi nguồn từ các nhà đầu tư Nhật Bản, đến tiếp là Hàn Quốc, sau đó là nhà đầu tư châu Âu.

Trong vòng 5 năm tới, có thể sẽ thiếu điện sản xuất khi càng ngày càng có nhiều nhà đầu tư lĩnh vực công nghiệp tìm đến Việt Nam. Việt Nam cần xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng ngay từ hôm nay. Nhiều chuyên gia kỳ vọng sẽ có làn sóng đầu tư lớn vào Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng, bởi nhiều nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến sử dụng năng lượng tái tạo để bảo vệ môi trường và Việt Nam có dư địa rất lớn để thực hiện điều đó.

Tag

FDI

Đọc thêm

Xem thêm