Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
15:00 21/05/2023

Ngành vận tải biển chưa có tín hiệu hồi phục

Trong báo cáo về ngành cảng biển vào tháng 4, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, hoạt động cảng biển chưa cho thấy những tín hiệu có thể sớm hồi phục bởi dòng chảy thương mại của Việt Nam chưa thật sự khởi sắc.

Cụ thể, giá trị xuất khẩu hàng hóa thông qua container đường biển quý I ước tính đạt 43 tỷ USD giảm 10% so với cùng kỳ. Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam là Mỹ, Trung Quốc, EU (thị phần xuất khẩu tương ứng là 27%, 17% và 14%) đều tăng trưởng âm. 

Ước tính quý I, giá trị xuất khẩu thông qua container đường biển sang các thị trường trên lần lượt là 11,9 tỷ USD (giảm 22% so với cùng kỳ), 4,9 tỷ USD (giảm 11% so với cùng kỳ) và 4,8 tỷ (giảm 9% so với cùng kỳ).

Theo VDSC, đây là xu hướng đã được dự báo từ trước khi sức mua người tiêu dùng tại Mỹ và EU vẫn đang yếu trong bối cảnh chi phí năng lượng và dịch vụ cao. Trong khi đó giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc giảm nhiều khả năng do sự giảm giá của một số mặt hàng xuất khẩu có tỷ trọng cao (máy vi tính, sản phẩm linh kiện điện từ, xơ, sợi dệt, cao su. Kết hợp với xu hướng giảm giá các loại hàng hóa trên toàn cầu, thông lượng container xuất khẩu của Việt Nam giảm 8% so với cùng kỳ, đạt 1,76 triệu TEU trong quý I.

Đơn vị phân tích cho rằng, do thương mại của Việt Nam vẫn phụ thuộc khá lớn vào hoạt động gia công của các doanh nghiệp FDI, sự sụt giảm giá trị trên đơn hàng xuất khẩu cũng khiến cho giá trị hàng hóa nhập khẩu giảm sâu. Giá trị nhập khẩu ước tính của hàng hóa container thông qua đường biển đạt 31 tỷ USD (giảm 15% so với cùng kỳ).

Trong đó, hai thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam là Trung Quốc và Hàn Quốc (thị phần nhập khẩu tương ứng là 32% và 17%) đều tăng trưởng âm, giá trị nhập khẩu hàng hóa container đường biển ước tính lần lượt đạt 10,3 tỷ USD (giảm 18% so với cùng kỳ) và 4,1 tỷ USD (giảm 22% so với cùng kỳ). Thông lượng container nhập khẩu cả nước chỉ đạt 1,73 triệu TEU, giảm 18% so với cùng kỳ.

Từ các giá trị nhập khẩu giảm sâu hơn giá trị xuất khẩu nêu trên, bên cạnh tác động từ yếu tố giá, VDSC đánh giá, các các đơn đặt hàng xuất khẩu còn khá yếu khiến doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn chưa sẵn sàng cho việc nhập khẩu để tích trữ tồn kho nguyên liệu sản xuất. Điều này cũng được thể hiện qua chỉ số PMI của Việt Nam, vốn ở dưới mức 50 điểm trong phần lớn thời gian của hai quý gần nhất.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm