Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
08:08 25/09/2022

Kỷ nguyên của đổi mới sáng tạo mở

Trước bối cảnh kinh tế biến động hiện nay, vai trò của đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở đang ngày càng quan trọng, giúp nâng cao năng lực thích ứng của doanh nghiệp (DN) và tăng năng suất. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng nắm bắt được cơ hội và cả những thách thức mà ĐMST mở đặt ra.

Xu hướng Đổi mới sáng tạo mở

Đổi mới sáng tạo đã từ lâu được đề cập trong chương trình ĐMST toàn cầu. Hiện nay, trên thế giới có hai xu hướng ĐMST gồm: ĐMST khép kín (đóng) và ĐMST mở.

Trong đó, ĐMST được hiểu là quy trình biến một ý tưởng hoặc phát minh thành hàng hóa hoặc dịch vụ tạo ra giá trị hoặc các khách hàng sẽ trả tiền cho hàng hóa/dịch vụ đó. Còn ĐMST mở (Open Innovation) là khái niệm không có tính chính xác tuyệt đối khi nó đang trong quá trình hình thành, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0. 

Vào năm 2006, Giáo sư Henry William Chesbrough đã đề xuất một thuật ngữ mới mang tên Open Innovation - Đổi mới sáng tạo mở. Kể từ đó thuật ngữ này đã trở nên phổ biến và nhận được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu ĐMST và các DN công nghệ hàng đầu thế giới. Theo giáo sư Chesbrough định nghĩa, ĐMST mở là hoạt động sử dụng các luồng tri thức có mục đích từ cả bên trong và bên ngoài tổ chức, nhằm thúc đẩy ĐMST từ trong DN, giải quyết các vấn đề của DN và mở rộng thị trường để khai thác kết quả ĐMST ở bên ngoài tổ chức.

Ảnh minh hoạ 

Đây là mô hình kinh tế chia sẻ của nền kinh tế tri thức mà đối tượng chia sẻ ở đây chính là tri thức, công nghệ, con người, chuyên gia. Nội hàm của ĐMST mở là gồm cả chia sẻ vấn đề của DN đang mắc phải, chia sẻ giải pháp để giải quyết vấn đề đó và chia sẻ nguồn lực của những người tham gia giải quyết vấn đề.

Trong mô hình ĐMST truyền thống, số lượng tham gia và tương tác của các thành tố còn hạn chế. Trái lại, với mô hình ĐMST mở, ngày càng nhiều thành tố tham gia và tương tác qua lại mạnh mẽ, chia sẻ nguồn lực, và cùng đóng góp để kiến tạo và phát triển. 

Nói một cách khác, ĐMST mở là xu hướng mô hình kinh tế khuyến khích các công ty khai thác được các nguồn đổi mới sáng tạo (ĐMST) từ bên ngoài để cải thiện các dòng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và rút ngắn thời gian cần thiết để mang sản phẩm tới thị trường và thương mại hóa, hoặc phát hành kết quả ĐMST phát triển trong nội bộ mà chưa phù hợp với mô hình kinh doanh của công ty nhưng có thể được sử dụng hiệu quả ở đâu đó. Do vậy, ĐMST mở được xem như là nền tảng bổ sung cần thiết nhằm giúp đỡ các công ty luôn cập nhật được với xu thế công nghệ mới nhất, giúp đỡ giải quyết những vấn đề trong quá trình tìm tòi và phát triển sản phẩm.  

ĐMST mở thường được triển khai theo 2 hình thái chính. Đầu tiên là thu hút ý tưởng từ bên ngoài (outside-in), mà một trong những ví dụ điển hình của hình thái này là DN tìm kiếm/phát hiện ý tưởng sáng tạo của startup từ các vườn ươm/ trung tâm khởi nghiệp. Sau khi có ý tưởng và có được yêu cầu cụ thể từ khách hàng, DN sẽ liên kết với một tổ chức bên ngoài để thực hiện R&D (Nghiên cứu và phát triển). 

Ảnh minh họa

Một trong những DN áp dụng ĐMST mở thành công nhất trên thế giới là Samsung. Không chỉ có bộ phận R&D được đầu tư lớn mà Samsung còn thực hiện rất nhiều dự án hợp tác đổi mới sáng tạo mở, đặc biệt là với các công ty khởi nghiệp. 

Hoạt động này của Samsung chia thành 4 hạng mục: hợp tác với đối tác, đầu tư mạo hiểm, acclerator (tiếp nhận, chọn lọc các dự án tiềm năng) và M&A (mua bán và sáp nhập). Thông qua hoạt động này, Samsung đã thành công thu hút nhiều ý tưởng và sau đó tạo ra những sản phẩm có thể tích hợp vào sản phẩm chính của Samsung, tạo ra giá trị cho cả hai bên.

Đổi mới sáng tạo mở gia tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Các DN lớn thường có bộ phận R&D phục vụ mục tiêu nghiên cứu sản phẩm mới, công nghệ mới, tìm kiếm mô hình, cơ hội kinh doanh mới. Tuy nhiên, mô hình này cũng bộc lộ vài hạn chế như khối lượng kiến thức nội bộ khó toàn diện, đặc biệt là trong các ngành mà công nghệ phát triển nhanh hoặc đang cấp thiết phải thay đổi và không phải tất cả nghiên cứu phát triển đó đều theo kịp nhu cầu của thị trường.  

Do vậy, nếu DN không đo lường đủ và đúng, việc đầu tư R&D sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi. Bản chất đổi mới hay sáng tạo chỉ dựa trên quy trình, con người cũ sẽ khó tạo ra sự đột phá. 

Ngoài việc khắc phục được những hạn chế của mô hình R&D truyền thống, về mặt giá trị kinh tế, mô hình ĐMST mở giúp DN theo kịp tốc độ phát triển của thị trường, tiến tới việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới nhanh hơn, thu hút nhân tài, tối ưu giá trị các khoản đầu tư. So với mô hình ĐMST đóng, tỷ lệ thành công trong ĐMST mở của một số DN đã tăng gấp đôi, tốc độ đổi mới nhanh gấp ba, năng suất làm việc tăng 40-60%. 

Ảnh minh hoạ 

Trong giai đoạn mới, mô hình ĐMST mở đang là xu hướng tất yếu. Nếu không ĐMST mở, DN sẽ tự đánh mất khả năng cạnh tranh. Với tốc độ phát triển như vũ bão của công nghệ hiện nay, nhu cầu và hành vi của khách hàng không ngừng biến đổi, rất ít DN trên thế giới có thể tự tin nghiên cứu và phát triển công nghệ mới theo kiểu khép kín mà không tích hợp vào quá trình đó các sáng kiến và ý tưởng từ bên ngoài DN. 

Ngay cả những “ông lớn” của Nhật Bản như Honda, vốn trung thành với chiến lược tự chủ nghiên cứu và sản xuất mọi thứ bên trong DN, ngày nay cũng phải hợp tác với các đối thủ cạnh tranh và các startup để nghiên cứu các công nghệ mới, đặc biệt công nghệ pin điện dành cho ô tô chạy điện. Đặc biệt, đối với các startup hay những DN nhỏ và vừa, việc hợp tác với công ty, tập đoàn lớn giúp họ chuẩn bị tốt hơn cho việc gia nhập thị trường. 

Trong đó, startup có cơ hội tiếp xúc các nhà đầu tư và các khách hàng tiềm năng, được hỗ trợ cải thiện sản phẩm, cố vấn với hệ thống chuyên gia và kiến thức chuyên sâu từ DN lớn. Đặc biệt, startup vẫn có thể giữ vững cấu trúc ban đầu và những quyết định mang tính định hướng. 

Hiện nay, nhiều DN lớn Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ cũng như sự thay đổi nhu cầu của thị trường. Việc chỉ dựa vào nguồn lực trong công ty không còn phù hợp để họ có thể dễ dàng bắt kịp với các thay đổi, đổi mới hiện nay. 

Do vậy, nhu cầu tìm đến sự hỗ trợ, giúp đỡ từ bên ngoài là vô cùng quan trọng. Trong đó, nền tảng ĐMST mở là một trong những mô hình mang tính hiệu quả cao để giải quyết vấn đề cho DN, đồng thời hỗ trợ giúp đỡ các startup tiếp cận đến với những cơ hội làm việc, hợp tác mới trong hệ sinh thái thương mại.

Trong xu hướng đổi mới sáng tạo mở hiện nay, PTI cùng đơn vị thành viên Tổ chức Giáo dục Đào tạo Doanh nhân Chất lượng cao PBS sẽ mang đến các giải pháp tích cực giúp cộng đồng doanh nghiệp học viên tiếp cận, gia nhập vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở tại Việt Nam và thế giới để giải quyết các bài toán trong doanh nghiệp. Lễ Tôn vinh sự học Doanh nhân với chủ đề “Doanh nhân và Đổi mới sáng tạo mở” sẽ được PTI tổ chức vào ngày 25/9 tại Hà Nội và 29/10 tại TP.HCM.

 

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm