Thị trường hàng hóa
Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đi ngang sau phiên điều chỉnh giảm. Cụ thể, tại An Giang, lúa Nàng hoa 9 đang được thương lái thu mua ở mức 5.600 – 5.800 đồng/kg; OM 18 5.800 – 5.950 đồng/kg; IR 504 ở mức 5.300 – 5.450 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 5.500 – 5.600 đồng/kg; Đài thơm 8 5.700 – 5.900 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg.
Với mặt hàng lúa nếp, nếp An Giang tươi 5.900 – 6.000 đồng/kg, nếp tươi Long An 6.200 – 6.400 đồng/kg; nếp An Giang khô 7.500 – 7.600 đồng/kg; nếp Long An khô 7.700 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu duy trì ổn định sau phiên điều chỉnh tăng. Hiện giá gạo nguyên liệu ở mức 8.150 – 8.250 đồng/kg. Giá gạo thành phẩm tiếp tục duy trì ổn định ở mức 8.650 – 8.750 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá ổn định. Hiện giá tấm IR 504 đứng ở mức 8.500 – 8.600 đồng/kg; cám khô 8.500 – 8.550 đồng/kg.
Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam chững lại sau phiên điều chỉnh giảm. Cụ thể, giá gạo 5% tấm ở mức 393 USD/tấn; gạo 25% tấm 378 USD/tấn; gạo 100% tấm giá ổn định ở 383 USD/tấn.
Ông Lê Thanh Hòa - Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, lúa gạo của Việt Nam trong thời gian tới sẽ vẫn tiếp tục có nhu cầu tăng trưởng nhập khẩu và đặc biệt là từ các nước Châu Phi. Ngoài ra, nhu cầu từ các nước như Philippines, Malaysia, Indonesia cũng sẽ tăng cao do ảnh hưởng từ cuộc chiến Nga – Ucraina khiến nguồn cung lương thực bị đứt gãy. Đặc biệt, việc Chính phủ Philippines cấp lại giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm (SPS-IC) cho các cái doanh nghiệp nhập khẩu gạo là một trong những dấu hiệu tích cực cho mặt hàng gạo vào thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất Việt Nam.
Về tình hình sản xuất vụ thu đông, Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn khuyến cáo khi bố trí thời vụ cho lúa thu đông cần lưu ý đến thời điểm xuống giống chính vụ lúa Đông Xuân 2022- 2023, chú ý kết thúc xuống giống lúa thu đông vào ngày 20/8, tối đa là 30/8/2022.
Sử dụng những giống lúa cho vụ thu đông cần lưu ý về tính chống chịu với rầy nâu, vàng lùn và lùn xoắn lá, bệnh cháy lá, cháy bìa lá và giống có độ cứng cây để hạn chế đổ ngã (trong vụ thu đông năm nay, khuyến cáo cơ cấu giống lúa sử dụng: Giống lúa chủ lực xuất khẩu gồm OM5451, OM6976, OM18, OM7347, OM4900,...).
Tại Vĩnh Long, vụ thu đông năm nay tỉnh có kế hoạch gieo sạ 41.000ha, chia làm 3 đợt chính, từ ngày 5/6- 22/8/2022. Đợt 1, tập trung xuống giống 7.000ha, từ ngày 5- 23/6. Đợt 2 (đợt chính), xuống giống 29.000ha, tập trung từ ngày 8- 23/7. Đợt 3, xuống giống 5.000ha từ 7- 22/8. Các giống lúa được Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn khuyến cáo sử dụng là nhóm giống lúa chủ lực như: OM5451, OM4900, OM6976, Đài thơm 8, OM18, OM380,… và nhóm giống lúa bổ sung, gồm: LH8, OM2517, OM9577, OM9955,…
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm