Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
08:00 08/02/2024

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại phát triển thị trường 2024

Ngày 31/01/2024, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với các cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 1/2024 với chủ đề “Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại phát triển thị trường 2024”.

Tham dự Hội nghị có đại diện đến từ các cơ quan thuộc Bộ Công Thương, các Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ Việt Nam, Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài, Sở Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp,...

Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với các cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 1/2024

 

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, trong hơn một năm qua, Hội nghị giao ban với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài do Bộ Công Thương tổ chức định kỳ hằng tháng đã ghi nhận sự quan tâm và phản hồi tích cực của hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, các địa phương, hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các cơ quan thông tấn, báo chí. Qua đó, góp phần tích cực trong việc khắc phục phần nào khó khăn trong công tác phát triển thị trường xuất nhập khẩu.

Hội nghị giao ban công tác xúc tiến thương mại được tổ chức ngày 31/1/2024 là Hội nghị đầu tiên của năm 2024. Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đề nghị, các địa phương, các đơn vị trong nước chia sẻ các thông tin về kế hoạch xúc tiến thương mại phát triển xuất khẩu, nhập khẩu, các kiến nghị cụ thể đối với các cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài trong việc phối hợp triển khai hoạt động xúc tiến thương mại hiệu quả; các cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài chia sẻ thông tin về xu hướng thị trường các khu vực trên thế giới, cập nhật thông tin về thị trường, cơ hội phát triển xuất khẩu để các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp có cơ sở rà soát kế hoạch sản xuất, kinh doanh, kế hoạch xúc tiến thương mại phù hợp, tận dụng các cơ hội mới để xuất khẩu, nhập khẩu hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền thương mại Việt Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân ghi nhận sự nỗ lực của hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, đóng góp vào kết quả của toàn ngành Công Thương

 

Kết quả sơ bộ công tác xúc tiến thương mại năm 2023

Về những kết quả đạt được trong công tác xúc tiến thương mại năm 2023, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại chia sẻ, năm vừa qua, Bộ Công Thương, các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội đã triển khai tổ chức hàng ngàn sự kiện xúc tiến thương mại trong nước và ở nước ngoài. Tiêu biểu là Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại đã triển khai thực hiện 121 đề án, trong đó có hơn 80 đề án tập trung vào các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương theo định hướng đẩy mạnh hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại đối với các thị trường trọng điểm, các thị trường mới, thị trường tiềm năng, quảng bá năng lực xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Theo thống kê sơ bộ, các đề án thuộc Chương trình được triển khai đã hỗ trợ hơn 10.000 lượt doanh nghiệp. Hàng trăm hợp đồng, đơn đặt hàng xuất khẩu và hợp tác được ký trực tiếp tại các sự kiện xúc tiến thương mại với tổng giá trị đạt trên 125 triệu USD.

Năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu sẽ vẫn đối diện với nhiều rủi ro, khó đoán định. Ông Vũ Bá Phú cho biết, bên cạnh yếu tố về giá cả, chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng, xanh hóa và phát triển bền vững là những tiêu chí cạnh tranh mà các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản… yêu cầu ở các nhà cung cấp. Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam muốn tồn tại phải thực sự chủ động nắm bắt thông tin, am hiểu thị trường.

Định hướng hoạt động xúc tiến thương mại

Trong năm 2024, các hoạt động xúc tiến thương mại của Bộ Công Thương sẽ tập trung vào các định hướng sau:

Một là, tiếp tục đổi mới và đẩy mạnh triển khai đa dạng, linh hoạt các hình thức xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu mới, tập trung khai thác, vận dụng và phát huy có hiệu quả, thực chất các Hiệp định thương mại tự do. Trong đó, chuyển đổi số phải gắn với chuyển đổi xanh trong xúc tiến thương mại một cách tích cực nhằm thúc đẩy sản xuất và phát triển ngoại thương bền vững;

Hai là, thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại quy mô lớn, tầm quốc gia và quốc tế, tương xứng vị thế và hình ảnh quốc gia Việt Nam trên thị trường quốc tế, nhất là những ngành, lĩnh vực xuất khẩu có thế mạnh, trên các thị trường xuất khẩu chủ lực. Chú trọng triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu quốc gia gắn với các hoạt động ngoại giao của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Lãnh đạo Bộ Công Thương ở trong nước và quốc tế;

Ba là, tiếp tục tranh thủ nguồn lực và sự hỗ trợ của các tổ chức, đối tác quốc tế nhằm đẩy mạnh triển khai các chương trình hỗ trợ kĩ thuật, nâng cao năng lực xúc tiến thương mại cho các Tổ chức xúc tiến thương mại (BSO) và cộng đồng doanh nghiệp.

Cụ thể, năm 2024, Bộ Công Thương sẽ tổ chức các sự kiện như: Triển lãm Thương mại Quốc tế về May mặc, Dệt may và Công nghệ Dệt may (VIATT 2024) hằng năm; Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 33 (Vietnam Expo 2024); Vietnam Food Expo 2024; Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu; Hội chợ quốc tế chuỗi cung ứng các sản phẩm công nghiệp năm 2024.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ quảng bá và giới thiệu các hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức hỗ trợ kinh doanh, các chuyên gia tư vấn phát triển xuất khẩu tham gia các hội nghị xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất nhập khẩu tại 6 vùng kinh tế: Trung du và miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. 

“Đây là chuỗi sự kiện mới bắt đầu triển khai tại 6 vùng kinh tế từ năm 2024  bao gồm Hội nghị xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với các cơ quan thương vụ, Hội thảo/tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến thương mại”, ông Vũ Bá Phú thông tin.

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục quảng bá các sự kiện xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài, tuyên truyền quảng bá về Chương trình Thương hiệu quốc gia và các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam ở nước ngoài.

Kế hoạch xúc tiến thương mại của một số địa phương, Thương vụ

Chia sẻ về kế hoạch công tác xúc tiến thương mại năm 2024, ông Nguyễn Ánh Dương - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội cho biết, năm 2024, TP. Hà Nội dự kiến tổ chức 60 sự kiện xúc tiến thương mại lớn, trong đó có từ 8-10 sự kiện tổ chức ở nước ngoài.

Ông Nguyễn Ánh Dương đề xuất, Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến thương mại, hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài phát huy hơn nữa vai trò dẫn dắt, kết nối để các địa phương có định hướng tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại nói chung, xúc tiến xuất khẩu nói riêng. Đồng thời, phối hợp tổ chức các sự kiện xúc tiến quy mô lớn với sự tham gia của nhiều địa phương nhằm tăng hiệu quả hoạt động.

Tại phía đầu cầu TP. Hồ Chí Minh, ông Trần Phú Lữ - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cũng đề nghị, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh nói riêng, các địa phương nói chung cập nhật thông tin thị trường, làm cầu nối kết nối giữa địa phương và doanh nghiệp trong nước với nhà nhập khẩu… giúp triển khai hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu.

Năm 2024, TP. Hồ Chí Minh xác định một số nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai công tác xúc tiến thương mại: tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, mở rộng thị phần tại thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản; đột phá tại thị trường mới như châu Mỹ La tinh, thị trường Halal…; tập trung xúc tiến kết nối giao thương giữa doanh nghiệp thành phố và doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp FDI và kết nối với các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới; tham gia các hội chợ chuyên ngành lớn nhằm hỗ trợ cho nhóm sản phẩm chủ lực và nhóm sản phẩm bị sụt giảm kim ngạch xuất khẩu trong năm vừa qua.

Ông Trần Ngọc Quân đưa ra một số lưu ý đối với các doanh nghiệp trong nước trước diễn biến EU thực hiện nhiều quy định mới

 

Tại phiên cung cấp thông tin thị trường nước ngoài, ông Trần Ngọc Quân - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Bỉ và EU lưu ý, trong năm 2024, EU thực hiện nhiều quy định liên quan đến kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững như cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM); quy định về chống phá rừng; có thể ban hành quy định sinh thái trong ngành dệt may… Đáng chú ý, năm 2024, EU đẩy mạnh kiểm tra an toàn thực phẩm với nhóm hàng thực phẩm, bao gồm cả hàng nhập khẩu và hàng sản xuất nội khối.

“Hiệp định EVFTA đã bước vào năm thứ 4 đi vào thực thi, cắt giảm thuế quan tạo sự khác biệt lớn giữa hàng hoá Việt Nam và hàng hoá từ các nước cạnh tranh xuất khẩu vào EU. Do vậy doanh nghiệp trong nước cần tận dụng cơ hội này”, ông Trần Ngọc Quân cũng lưu ý.

Về kế hoạch xúc tiến thương mại của Thương vụ năm 2024, ông Trần Ngọc Quân thông tin, ngoài quảng bá cho chương trình xúc tiến thương mại, Thương vụ dự kiến tổ chức hội nghị cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại EU vào cuối tháng 6/2024. Vì vậy, đề nghị các địa phương, doanh nghiệp có mong muốn mở rộng thị trường tại EU có kế hoạch tham gia.

Ông Đỗ Ngọc Hưng cập nhật thông tin về thị trường Hoa Kỳ

 

Với thị trường Hoa Kỳ, ông Đỗ Ngọc Hưng - Tham tán Thương mại, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết, sau vài năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nền kinh tế Hoa Kỳ đang dần ổn định trở lại. Năm 2024 cũng là năm cuối cùng trong nhiệm kỳ của Tổng thống và Hoa Kỳ sẽ tiến hành bầu cử vào năm sau. Vì vậy, dự báo chính sách thương mại khó có những thay đổi đáng kể trong năm 2024.

Mặt khác, trong năm bản lề để thu hút cử tri, chính quyền hiện tại có thể sẽ đưa ra nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ ngành sản xuất trong nước. Từ đó có thể sẽ tạo ra nhiều khó khăn thông qua các rào cản phòng vệ thương mại đối với các nước xuất khẩu, trong đó có Việt Nam. 

Trước bối cảnh đó, ông Đỗ Ngọc Hưng kiến nghị, cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, ngành hàng địa phương cần tiếp tục nắm bắt thông tin về tình hình, biến động về chính trị, chính sách của Hoa Kỳ ảnh hưởng tới thương mại với Việt Nam để đưa ra cảnh báo và phản ứng kịp thời. Ngoài ra, cần đẩy mạnh đa dạng hóa ngành hàng, giảm bớt sự phụ thuộc, có hướng tiếp cận và thâm nhập bài bản, phù hợp. Như vậy hàng hóa Việt Nam có thể phát huy được lợi thế cạnh tranh, gia tăng hiện diện tại các thị trường này.

Ông Đỗ Ngọc Hưng cũng cho biết, Thương vụ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ, xúc tiến xuất khẩu tại Hoa Kỳ. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối các đối tác, xác minh tư cách pháp nhân nhằm tránh các rủi ro trong giao dịch thương mại cho doanh nghiệp…

Thứ trưởng kỳ vọng, sau Hội nghị, tất cả các tổ chức, đơn vị nhanh chóng có kế hoạch phối hợp, xâu chuỗi các hoạt động để triển khai vừa mang tính quốc gia, vừa mang tính khu vực, địa phương

 

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đánh giá cao ý kiến, tham luận của các đại biểu, đồng thời ghi nhận sự đồng hành của hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cùng các địa phương, doanh nghiệp trong nước chủ động vượt qua thách thức, đạt kết quả xuất nhập khẩu tốt trong năm 2023.

Năm 2024, Đảng, Chính phủ, lãnh đạo Bộ Công Thương cũng nhận định tình hình còn nhiều khó khăn, đòi hỏi hoạt động xúc tiến thương mại cần năng động, tích cực, sâu sát và chi tiết, cụ thể hóa nhiệm vụ. 

“Nhiệm vụ tăng trưởng xuất khẩu đặt ra trong năm nay khoảng 6% là sức ép rất lớn về mặt con số. Cách duy nhất đạt được mục tiêu là tăng cường công tác xúc tiến thương mại nhưng phải trên bình diện mở rộng mọi khả năng gồm thị trường, sản phẩm, lĩnh vực, tăng năng lực sản xuất trong nước. Đồng thời có sự tương hỗ giữa nhập khẩu cho sản xuất phục vụ xuất khẩu”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Đọc thêm

Xem thêm