Thị trường hàng hóa
Trong đó, có 3/11 nhóm hàng hóa giảm là dịch vụ bưu chính viễn thông (giảm 0,40%), văn hoá, giải trí và du lịch (giảm 0,04%); thuốc và dịch vụ y tế ( giảm 0,02%); có 8/11 các nhóm còn lại tăng so với tháng trước, tăng cao nhất là nhóm giao thông (tăng 4,15%).
Về diễn biến chỉ số giá một số nhóm ngành hàng tháng 8 so với tháng trước, Cục Thống kê thành phố cho biết: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,53%; nhóm thực phẩm tăng 0,16%; dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng 0,55%.
Cùng xu hướng tăng có nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,14%. Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,09%, do nhu cầu tiêu dùng tăng. Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt, vật liệu xây dựng tăng 0,55%, chủ yếu do giá gas và các loại chất đốt tăng 6,86%. Ngược lại, giá điện sinh hoạt giảm 2,57% do thời tiết vào mùa mưa, nhu cầu sử dụng giảm.
Tương tự, nhóm giao thông tăng 4,15%, chủ yếu do giá nhiên liệu 8,60%, trong đó giá xăng tăng 9,97%, giá dầu diesel tăng 15,91%; phương tiện đi lại tăng 0,53%, phụ tùng tăng 0,05%. Trong tháng 8/2023 có 3 lần điều chỉnh giá bán xăng, dầu (ngày 01/8/2023, ngày 11/8/2023 và ngày 21/8/2023) làm cho nhóm nhiên liệu tăng 8,6% so với tháng trước.
So với cùng kỳ năm 2022, bình quân 8 tháng năm 2023 giá xăng, dầu giảm 17,72%, tác động làm CPI chung giảm 0,60 điểm phần trăm. Nhóm giáo dục tăng 0,01% so với tháng trước, do việc điều chỉnh giá bán của một số văn phòng phẩm trong mùa chuẩn bị khai giảng năm học mới; nhóm hàng hóa, dịch vụ khác tăng 0,07%, chủ yếu tập trung ở các mặt hàng như đồ dùng cá nhân tăng 0,10%, dịch vụ khác tăng 0,04%.
Ở xu hướng giảm, có nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,40% so với tháng trước chủ yếu do các chương trình khuyến mãi, giảm giá bán các mặt hàng điện thoại và phụ kiện.
Theo Cục Thống kê thành phố, bình quân 8 tháng năm 2023, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,45% so với cùng kỳ (bình quân 8 tháng đầu năm 2022 tăng 2,10%), chỉ trừ nhóm giao thông giảm 4,62% và bưu chính viễn thông giảm 1,09%; 9 nhóm còn lại đều tăng.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm