Thị trường hàng hóa
Theo định nghĩa từ Hiệp hội Marketing Mỹ thì thương hiệu được định nghĩa là một cái tên, một cụm từ, một thiết kế, một biểu tượng hoặc một tính năng cụ thể để người tiêu dùng phân biệt sản phẩm hoặc công ty nào đó với đối thủ của họ. Hiểu một cách đơn giản, thương hiệu là thứ để mọi người nhớ đến bạn, phân biệt bạn với các đối thủ khác. Thương hiệu là yếu tố nói lên “giá trị” của một doanh nghiệp/ cửa hàng, giúp khách hàng biết được họ có thể trông chờ điều gì từ cửa hàng/ doanh nghiệp của bạn…
Vậy làm thế nào để xây dựng thành công thương hiệu của mình giữa một thị trường đầy tính cạnh tranh? 7 bí quyết sau đây sẽ giúp bạn làm được điều đó:
Điều này có nghĩa là khi bạn là một nhà bán lẻ, bạn phải quyết định nên đề xuất những xuất lợi ích nào để thương hiệu của mình có được vị trí đáng chú ý trên thị trường. Sau đó, những nỗ lực quảng cáo và tiếp thị của nhà bán lẻ phải nhằm tạo ra xung quanh thương hiệu một hình ảnh không chỉ phù hợp với những lợi ích này, mà còn hứa hẹn mang đến sự thỏa mãn và thích thú.
Những nhận thức luôn tồn tại sẵn trong tâm trí người tiêu dùng. Do vậy, thấu hiểu người tiêu dùng và nắm được tâm lý của họ là điều vô cùng quan trọng khi xây dựng thương hiệu bán lẻ. Ví dụ, đội ngũ marketing của một thương hiệu quần áo thể thao có thể biết rằng người tiêu dùng có xu hướng thích màu sắc đơn giản, tươi mát trên logo và các ấn phẩm nhận diện thương hiệu. Nhưng liệu đội ngũ ấy có biết màu như thế nào mới là màu người mua hàng thích hay không?
Trong mọi trường hợp, bạn không nên dùng sở thích cá nhân của mình để mô phỏng suy nghĩ của khách hàng, thay vào đó hãy nghiên cứu kỹ người tiêu dùng và hành vi của họ. Nhận thức có sẵn ý muốn ám chỉ một “đường tắt” trong suy nghĩ của người tiêu dùng, nghĩa là nhận thức này giúp người ta đưa ra phán đoán nhanh chóng mà không cần đầy đủ thông tin hoặc phải suy nghĩ quá nhiều.
Khi tung một sản phẩm không có nghĩa bạn “đẻ” ra một lớp người tiêu dùng mới, mà toàn bộ cơ hội của bạn là chiếm lấy người đang dùng thương hiệu của đối thủ. Điểm khác biệt chính là lý do cho sự chuyển đổi đó. Hãy đem lại cho họ lý do đó.
Rất nhiều ví dụ trên thị trường mà bạn có thể nhận thấy nhé! Ví dụ điển hình: Dolodon (ICA Pharmaceuticals) có chất lượng nhưng chỉ không có gì khác biệt so với Panadol mà phải chịu chết.
Chẳng hạn như ngày thứ bảy “siêu mua” với việc giảm giá hàng loạt các mặt hàng thiết yếu. Hay chương trình mua càng nhiều tặng càng nhiều. Tất cả đều tạo nên sự đặc biệt cho cửa hàng của bạn.
Bạn cần hiểu rằng, trong hàng ngàn những cửa hàng bán lẻ, đừng để cửa hàng của bạn chìm nghỉm giữa những thứ phổ thông như thế. Làm nổi bật cửa hàng của bạn, đó là cách tốt nhất để gây sự chú ý với khách hàng. Đôi khi không phải điều gì quá lớn lao, chỉ cần một sự kiện nhỏ nhưng được tổ chức thường xuyên, cố định cũng làm tốt điều đó.
Việc kinh doanh trực tuyến giúp bạn dễ dàng tiếp cận với khách hàng hơn bằng cách Marketing Online, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc mua sắm. Đó không chỉ là xu thế của thị trường ngày nay mà còn là cách thức để bạn mở rộng quy mô kinh doanh của mình.
Những thương hiệu đã thành công trên thị trường chắc chắn sẽ luôn là nguồn cảm hứng và là kho tàng kinh nghiệm, bài học cho những nhà sáng tạo mới. Nhưng nếu bạn nghĩ tới việc sao y bản chính sự thành công đó thì hãy dừng lại ngay lập tức nhé! Nó không chỉ khiến bạn không có bản sắc riêng mà còn luôn bị gán mác cái bóng của những thương hiệu đã thành công.
Bạn có thể học hỏi từ những thương hiệu khác, kể cả những thương hiệu không cùng ngành hàng. Nhưng đừng sao chép đối thủ một cách mù quáng. Bởi vì bạn không hiểu được những câu chuyện đằng sau thành công đó, đôi khi có thể chỉ đơn thuần là họ may mắn mà thôi.
Công việc chiếm một phần lớn cuộc sống của bạn. Cách duy nhất để bạn thấy thực sự hài lòng là làm những gì bạn nghĩ đó là công việc tuyệt vời. Và cách duy nhất biến nó thành công việc tuyệt vời là yêu chính nó. Điều hành một cửa hàng bán lẻ là cả một thách thức. Đừng làm nó trở nên khó khăn hơn bằng việc bán những gì mình không thích hay không tin tưởng vào sản phẩm đó. Hãy xem công việc của mình như một niềm đam mê. Bằng cách đó, bạn sẽ thấy rằng cuộc bán lẻ phiêu lưu của bạn đầy thú vị và đáng giá hơn.
Kinh doanh nói chung và bán lẻ nói riêng luôn có nhiều con đường khác nhau để dẫn tới sự thành công, và đương nhiên mỗi người cũng sẽ có bí quyết khác nhau để thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình. Những bí quyết bán lẻ này không phải tất cả nhưng tin chắc sẽ gợi ý được cho bạn những ý tưởng mới mẻ, hấp dẫn. Hi vọng, với những chia sẻ ở trên sẽ giúp cho các bạn đang kinh doanh cửa hàng bán lẻ và muốn công việc bán hàng đạt hiệu quả tốt hơn. Chúc các bạn thành công trên con đường đã chọn!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm