Thị trường hàng hóa
Theo đó, Học viện Tài chính đưa ra mức học phí dự kiến năm học tới với chương trình chuẩn là 22-24 triệu đồng, tăng 10-20% so với hiện tại. Học phí với chương trình chất lượng cao tăng nhẹ lên 48-50 triệu đồng.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền dự kiến nâng mức thu hệ đại trà từ hơn 440.000 đồng lên hơn 500.000 đồng/tín chỉ cho năm học tới, hệ chất lượng cao là gần 1,5 triệu đồng/tín chỉ, mức cũ là 1,3 triệu đồng.
Hai năm qua, Trường ĐH Điện lực thu học phí hơn 14 triệu đồng/năm/sinh viên khối kinh tế và gần 16 triệu đồng với khối kỹ thuật. Năm học 2023-2024, học phí hai khối này sẽ là gần 16 và 18 triệu đồng, tăng 14%.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, năm học 2022 - 2023 học phí hệ chính quy chương trình chuẩn từ 15 - 20 triệu đồng/năm học. Năm học tới, dự kiến từ 16 - 22 triệu đồng/năm.
Trường ĐH FPT tăng học phí chính khóa là 28,7 triệu đồng/học kỳ, cả năm là 57,4 triệu đồng. Trong khi đó, năm 2020 - 2021, là 25,3 triệu đồng/học kỳ, năm học 2022 - 2023, là 27,3 triệu đồng/học kỳ.
Trường ĐH Công nghệ TP. Hồ Chí Minh tăng học phí bình quân dự kiến 5,3 - 6 triệu đồng/tháng, tương đương khoảng 16-18 triệu đồng/học kỳ. Riêng ngành dược học, sinh viên phải đóng 6-6,5 triệu đồng/tháng, tương đương 18-20 triệu đồng/học kỳ.
Khoa Y, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh thu học phí tăng theo lộ trình. Cụ thể, năm học tới, các ngành y đa khoa, răng hàm mặt, y học cổ truyền, dược là 55,2 triệu đồng/năm (tăng 6,2 triệu đồng so với năm học trước). Riêng ngành điều dưỡng là 41,8 triệu đồng/năm (tăng 4,8 triệu đồng so với năm học trước).
Trường ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh chương trình chuẩn có mức học phí 7,05 triệu đồng/học kỳ, chương trình ĐH chính quy chất lượng cao gần 18 triệu đồng/học kỳ, chương trình quốc tế, liên kết đào tạo quốc tế là 212,5 triệu đồng/toàn khóa học (bao gồm học phí tiếng Anh, chương trình chính khóa, kỹ năng mềm...). Sinh viên học 8 học kỳ, học phí trung bình 26,5 triệu đồng/học kỳ.
Thông tin về học phí của các trường ĐH là một trong những yếu tố quan trọng khi thí sinh đưa ra quyết định chọn ngành, chọn trường cho mùa tuyển sinh năm nay.
Theo TS. Nguyễn Kim Phụng, nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT), học phí là một trong các yếu tố quan trọng khi thí sinh đưa ra quyết định chọn ngành, chọn trường. Trên thực tế, có không ít thí sinh khi đỗ được vào ĐH, nhưng vì điều kiện tài chính của gia đình không kham nổi mức học phí của trường đã chọn nên không thể theo học. Bên cạnh lộ trình tăng học phí, thí sinh cũng cần chú ý thêm cách tính học phí của các trường. Cách tính học phí của các trường hiện nay rất khác nhau, có trường tính theo năm, theo kỳ, theo quý, có trường tính theo tín chỉ hoặc theo chương trình kiểm định
TS Nguyễn Đào Tùng, Chủ tịch Hội đồng Học viện Tài chính cho hay, bên cạnh năng lực, sở thích, thí sinh còn phải đặc biệt chú ý đến an toàn tài chính trong suốt thời gian học ĐH. “Để có thể yên tâm trong thời gian học ĐH, thí sinh cần đọc kỹ thông tin học phí được các trường thông báo tại Đề án tuyển sinh. Trong đó, ngoài mức học phí đóng cho năm học hiện tại, cần tìm hiểu lộ trình tăng học phí các năm tiếp theo của trường như thế nào, từ đó tính toán điều kiện kinh tế để lựa chọn”, TS Đào Tùng lưu ý.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm