Thị trường hàng hóa
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhờ được đầu tư, hệ thống giáo dục đại học ở châu lục này đã cải thiện đáng kể.
Từng theo học Đại học Ghana, ngôi trường danh tiếng nằm ở Thủ đô Accra, Ghana, chị Victoria Afua Dautey chia sẻ: Chất lượng giáo dục nơi đây không tệ nhưng chưa đủ giúp tôi chuẩn bị cho thị trường việc làm. Tôi nghĩ rằng hệ thống giáo dục của Ghana nhìn chung thiếu liên hệ với thực tế.
Các bài học rời rạc, nặng lý thuyết và kiểm tra thuộc lòng. Đó là trải nghiệm của một cựu sinh viên Đại học Ghana 10 năm về trước. Giờ đây, các trường đại học tại châu Phi đang dần “thay da đổi thịt”.
Giáo sư Olusola Bandele Oyewole, Tổng thư ký Hiệp hội Các trường đại học châu Phi (AAU), cho hay: “Giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường đổi mới và khởi nghiệp tại châu Phi.
Các trường được giao trách nhiệm trau dồi khả năng sáng tạo, khai thác tính đổi mới thông qua đào tạo chất lượng và nghiên cứu ứng dụng. Để đáp ứng những mục tiêu trên, các trường đại học đang kích thích đổi mới tư duy, sáng tạo trong dạy và học”.
Bằng chứng là nhiều trường đại học như Đại học Cape Town, Đại học Witwatersrand, Đại học Stellenbosch... lọt vào danh sách các trường đại học nổi tiếng thế giới.
Đây đều là những trường có lịch sử và truyền thống giảng dạy lâu đời. Bên cạnh đó, với dân số trẻ và ngày càng tăng, nhu cầu giáo dục đại học tại châu Phi ngày càng mở rộng. Kéo theo đó là sự xuất hiện của nhiều trường đại học tư nhân mới.
Được vận hành theo mô hình kinh doanh, các trường đại học tư thục có nền tảng tốt hơn và đáp ứng được những thách thức của thời đại. Trường Cao đẳng Đại học thành phố học thuật (ACUC) ở Accra, Ghana là một ví dụ về mô hình giáo dục tư thục thành công tại châu Phi.
Bà Lucy Agyepong, Phó Chủ tịch ACUC cho biết: “Nhà trường hiểu rằng các vị trí việc làm hôm nay sẽ không giống ngày mai. Trước đây, nhiều công việc phổ biến hiện nay như truyền thông xã hội, người có ảnh hưởng (KOL), nhà tư vấn... không tồn tại. Do đó, giáo dục phải giúp đỡ người học chuẩn bị cho những công việc mới, thử thách mới”.
Theo bà Agyepong, đây là lý do tại sao ACUC tập trung vào các môn học STEM (Science: Khoa học, Technology: Công nghệ, Engineering: Kỹ thuật và Mathematics: Toán học). Ngoài ra, nhà trường còn chú trọng giảng dạy về trí tuệ nhân tạo (AI) và người máy (robotics).
Ngoài ra, trong những năm trở lại đây, với nguồn vốn từ Ngân hàng Thế giới, dự án Tác động của trung tâm Giáo dục Đại học Xuất sắc châu Phi (ACE) đã được thành lập và mở rộng các trung tâm hỗ trợ đào tạo trên khắp châu lục. Một trong những mục tiêu chính của dự án ACE là giúp sinh viên tốt nghiệp trau dồi kỹ năng đáp ứng nhu cầu đổi mới của thị trường lao động.
Sinh viên được thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học... tại các trung tâm trên. Một số trung tâm phổ biến như trung tâm công nghệ nước và môi trường Institut 2iE (Burkina Faso); trung tâm về gen và các bệnh truyền nhiễm châu Phi ACEGID (Nigeria)...
Theo nhiều học giả, sở dĩ chất lượng của các trường đại học tư thục châu Phi đang ngày càng tiến bộ là vì họ có nguồn tài trợ cố định thông qua học phí. Đơn cử, tại ACUC, mức học phí dao động từ 5.000 – 7.000 USD một năm (khoảng 117 đến 164 triệu đồng). Trong khi đó, các trường đại học công lập, vốn được chính phủ hỗ trợ ngân sách, đang chật vật sau dịch Covid-19 và lạm phát gia tăng. |
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm