Thị trường hàng hóa
Trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay, việc học hỏi các quốc gia tiến bộ là xu hướng thức thời. Và Nhật Bản, xứ sở hoa anh đào là một ví dụ điển hình mà chúng ta nên học hỏi và trân trọng. Dưới đây là 4 bài học đắt giá về văn hóa làm việc nơi công sở của người Nhật Bản rất đáng để chúng ta noi theo và học tập:
Xã hội Nhật Bản rất coi trọng giá trị tập thể. Họ không đánh giá cao vai trò cá nhân như người Mỹ, mà luôn hướng đến sự đồng tâm hợp lực để đạt được kết quả cao nhất. Rất nhiều nhà quản lý Tây Âu khi đến Nhật Bản làm việc đã thất bại khi áp dụng cách quản lý chú trọng vai trò cá nhân mà quên đi tầm quan trọng của tập thể.
Bài học mà chúng ta có thể đúc kết từ văn hóa này của người Nhật, đó là: Tinh thần đồng đội là yếu tố tiên quyết đối với thành công của một tập thể. Nếu quá chú trọng đến vai trò cá nhân, một doanh nghiệp sẽ thất bại vì mọi người chỉ quan tâm đến thành quả của riêng mình, và ở đó ai cũng muốn trở thành “sao” mà không quan tâm đến việc mình sẽ đóng góp như thế nào cho thành công chung của tập thể. Thế nhưng quan niệm xem trọng vai trò tập thể có thể dung dưỡng những cá nhân yếu kém ẩn mình dưới một tập thể lớn mạnh. Điều quan trọng là chúng ta biết cách cân bằng hai khái niệm “tập thể” và “cá nhân” đó.
Theo phong tục, trong một cuộc họp ở Nhật Bản, người ta thường đưa ra những lời bình luận hay nhận xét dựa vào quan điểm hoặc thái độ của người có cấp cao nhất đang hiện diện ở đó. Không ai bày tỏ sự bất đồng với người đó. Khi cúi đầu - một hình thức chào hỏi truyền thống của người Nhật - người ta luôn luôn cúi xuống thấp nhất trước người có địa vị cao nhất.
Từ phong tục này có thể nhận thấy văn hóa công sở của Nhật Bản luôn thể hiện sự tôn kính và coi trọng những người có địa vị cao bởi sự thông thái và từng trải cùng với những đóng góp quan trọng của họ cho công ty. Ở Nhật Bản, tuổi tác đi cùng với địa vị, nói nôm na là “sống lâu lên lão làng”. Vì vậy, một người càng cao tuổi thì càng trở nên quan trọng. Đó là một trong những thái độ cư xử nơi công sở mà chúng ta nên học hỏi.
Nổi tiếng với phong cách làm việc chỉn chu, người Nhật luôn luôn đúng giờ trong công việc, các cuộc họp và buổi hẹn với đối tác, khách hàng. Đây cũng là một biểu hiện của sự tôn trọng người khác. Đến sớm hơn hoặc đúng giờ cũng được xem là thói quen kỷ luật tốt mà con người nên học tập để làm gia tang giá trị bản thân, được người khác đánh giá cao và quyết định sự thành công của bạn.
Bài học thứ tư: Đón nhận danh thiếp của đối tác, đồng nghiệp một cách lịch thiệp, trân trọng
Cách nhận và sử dụng danh thiếp của người Nhật cũng là điều mà chúng ta nên học hỏi. Đừng tỏ thái độ thờ ơ và không đọc danh thiếp ngay khi bạn nhân được nó, điều này là không tôn trọng đối phương. Hãy nhận danh thiếp một cách lịch sự bằng cả hai tay, mỉm cười thân thiện và quan tâm đến nội dung trong danh thiếp nhằm biết được người mà mình đang nói chuyện là ai để có cách ứng xử phù hợp. Ngoài ra, người Nhật còn thể hiện sự tôn trọng với đối phương bằng cách bỏ danh thiết vào một chiếc hộp riêng, giữ cẩn thận để danh thiếp luôn được đẹp, sạch sẽ.
Sau mỗi ngày làm việc, người Nhật Bản thường có thói quen tự thưởng cho mình những giờ phút thư giãn, có thể là đi du lịch, tới những khu vui chơi giải trí để giải tỏa áp lực căng thẳng và không phải suy nghĩ bất kỳ điều gì liên quan đến công việc. Điều này cho thấy rằng mặc dù nổi tiếng là một quốc gia cực kỳ nghiêm khắc trong công việc nhưng người Nhật cũng rất quan tâm đến việc làm thế nào để có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Chúng ta nên học hỏi văn hóa làm việc này của người Nhật, đừng để thời gian làm việc chiếm lĩnh toàn bộ cuộc sống cá nhân của bạn.
Nhìn vào những văn hóa nơi công sở của người Nhật Bản, bạn rút ra được bài học gì cho chính mình để có thể gặt hái nhiều hơn nữa sự thành công cả trong công việc và cuộc sống?
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN