Thị trường hàng hóa
Trong một thế giới phức tạp và đầy thách thức, các nhà lãnh đạo cần hiểu những gì đang diễn ra bên trong họ sẽ ảnh hưởng đến mọi hành động của họ ở thế giới bên ngoài. Nội tâm của các nhà lãnh đạo bao gồm: những gì họ đang cảm thấy, điểm được kích hoạt và những trải nghiệm ban đầu. Sự ảnh hưởng của nội tâm sẽ dẫn đến những lựa chọn mà họ đang thực hiện trong hiện tại. Nhưng dường như chúng chưa được khám phá, và bản thân các nhà lãnh đạo chưa đánh giá cao vấn đề này.
Trong các nhà lãnh đạo cấp cao, nhiều người từng thất bại trong việc thực hiện các chiến lược mới và các sáng kiến thay đổi. Để vượt qua những trở ngại đòi hỏi họ phải sẵn sàng thách thức những niềm tin cố định, điểm mù, thành kiến, nỗi sợ hãi, thói quen ăn sâu tiềm thức, nhưng hầu hết lại nằm ngoài ý thức hoặc khả năng ý thức.
Một loạt các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ít nhất 43% hành vi của chúng ta — và trong một số trường hợp còn hơn thế nữa — xảy ra không phải do chủ ý, mà là một cách tự động, theo thói quen và theo phản ứng. Trong khi đó các nhà lãnh đạo tự lừa dối mình khi cho rằng họ đưa ra những lựa chọn một cách “linh hoạt” và có sự cân nhắc.
Một thách thức nữa đối với các nhà lãnh đạo là việc tỏ ra mạnh mẽ và tự tin, thậm chí là bất khả xâm phạm. Họ cho rằng đó là cần thiết trong vai trò của họ. Các nhà lãnh đạo cần hiểu rằng sự cởi mở, khiêm tốn và mong muốn phát triển thực sự quan trọng để điều hành một tổ chức trong thế giới hiện nay.
Trở thành một nhà lãnh đạo ngày nay có ý nghĩa như thế nào?
Mỗi chúng ta hoạt động không phải từ một bản thân duy nhất, mà là từ một “điệu nhảy” phức tạp giữa ba phiên bản: đứa trẻ, người bảo vệ và bản thân cốt lõi.
Bản thân đứa trẻ có trong mỗi cá người là bản thân dễ bị tổn thương nhất. Người bảo vệ xuất hiện để bảo vệ bản thân đứa trẻ của chúng ta khỏi cảm giác sợ hãi, xấu hổ, dễ bị tổn thương và bất lực. Bản thân cốt lõi chính là những thứ định nghĩa một cá nhân, cho biết điều gì có ý nghĩa đối với bản thân, định hướng cho những quyết định và hành động trong cuộc sống.
Khi nhà lãnh đạo có thể kết nối với giá trị cốt lõi của bản thân bao gồm năng lực và lý trí của mình, thay vì chỉ đơn giản là sự tự bảo vệ, nhà lãnh đạo sẽ nhận thấy rằng mình bình tĩnh hơn, tự chủ hơn, phản xạ tốt hơn và có thể đưa ra những lựa chọn được cân nhắc nhiều hơn.
Hầu hết các nhà lãnh đạo khi thực hiện vai trò của mình chủ yếu dựa vào trí tuệ và hiểu biết sâu sắc – tâm trí. Tâm trí là tập hợp các lĩnh vực bao gồm các khía cạnh nhận thức như ý thức, trí tưởng tượng, nhận thức, suy nghĩ, trí thông minh, khả năng phán quyết, ngôn ngữ và trí nhớ, cũng như các khía cạnh không nhận thức như cảm xúc và bản năng. Trên thực tế, ngoài tâm trí còn có ít nhất ba trung tâm trí tuệ, bao gồm: trái tim, cơ thể và tinh thần. Việc đưa ra các quyết định được thông báo đầy đủ nhất đòi hỏi phải dựa trên thông tin của từng trung tâm trí tuệ đó.
Nhiều người nhận thấy rằng quan điểm của mình đã thay đổi khi lùi lại khỏi vòng xoáy của những suy nghĩ mâu thuẫn và lắng nghe kỹ hơn trí thông minh của cơ thể mình. Điều đó có nghĩa là chú ý nhiều hơn đến trực giác thay vì chỉ dựa vào trí óc - thứ có thể hợp lý hóa hầu hết mọi lựa chọn mà chúng ta đưa ra.
Kết nối con người quan trọng như điểm mấu chốt
Nhiều nhà lãnh đạo hạn chế bộc lộc cảm xúc và nhu cầu tình cảm, cũng như sự đồng cảm với cảm xúc và nhu cầu của người khác. Điều này đặc biệt đúng với những nhà lãnh đạo có động lực chủ yếu là lợi nhuận, quyền lực và sự công nhận - những dấu hiệu chủ yếu của giá trị trong hầu hết các môi trường doanh nghiệp.
Nhiều nhà lãnh đạo giữ khoảng cách bởi lo lắng bị tổn thương và cản trở các mục tiêu họ đang hướng đến. Tuy nhiên, khi họ cho phép mình có nhiều mối quan hệ cá nhân hơn với đồng nghiệp, họ cũng nhận thấy rằng việc hợp tác trở nên dễ dàng hơn và các xung đột được giải quyết nhanh chóng hơn.
Trung tâm "trí tuệ thứ tư" - tinh thần đề cập đến viễn cảnh rộng lớn hơn xuất hiện, khi các nhà lãnh đạo tìm thấy sự cân bằng hợp lý giữa việc quan tâm đến nhu cầu của chính họ và quan tâm đến người khác. Tham gia vào mọi vấn đề trong tổ chức, đi theo chủ nghĩa hoàn hảo, những điều đó thường ngăn cản nhà lãnh đạo đầu tư vào những phần công việc bổ ích nhất cho họ, như việc lấy lại năng lượng khi dành thời gian tại hiện trường với nhân viên và khách hàng, đồng thời tương tác với các nhà lãnh đạo của các tổ chức khác.
Một nghịch lý với các CEO và lãnh đạo cấp cao là họ càng có thể chấp nhận và nắm lấy những phần con người mà trước đây họ đã từ chối, thì họ càng ít phải xuất hiện phiên bản bảo vệ. Các nhà lãnh đạo không thể chuyển đổi cả tổ chức mà không chuyển đổi chính mình. Để trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn, cần phải trở thành một con người vĩ đại hơn. Tuy nhiên sự vĩ đại đôi khi lại bắt đầu từ việc hiểu bản thân sâu sắc hơn, nhìn thẳng vào hiện thực cho đến khi có thể giải phóng chính mình. Điều đó có thể bắt đầu với câu hỏi đơn giản nhất: “Cái mà tôi không nhìn thấy là gì?”
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm