Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
07:37 04/11/2022

Xu hướng mở rộng đầu tư vào công nghệ khai thác năng lượng thủy triều

Nhằm giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu, hiện nay cả Châu Âu và Mỹ đều đang đẩy mạnh đầu tư vào tương lai của ngành năng lượng thủy triều.

Tiềm năng phát triển năng lượng thủy triều

Theo Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC), nhiệt độ bề mặt Trái đất trung bình sẽ tăng lên từ 0,3 - 0,6ºC trong vòng 100 năm tới. So với năm 1901, mực nước biển trung bình đã tăng 20cm vào năm 2018. Các nhà khoa học nhận định, những thay đổi khí hậu ngày càng mạnh mẽ và khó lường trong hàng nghìn năm tới.

Do vậy, tại Hội nghị COP26, Vương quốc Anh vào tháng 11/2021 cả thế giới đã cam kết giữ cho nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng không quá 1,5ºC và đạt Net Zero (phát thải bằng “0”) vào giữa thế kỷ này. Chuyển dịch sang năng lượng tái tạo đã trở thành con đường bắt buộc với tất cả các quốc gia. 

Trong khi đó, vùng biển có nhiều tiềm năng năng lượng tái tạo trên biển như năng lượng sóng, năng lượng hải lưu, năng lượng thủy triều, OTEC với công suất dự kiến lên tới hàng trăm GW là nguồn năng lượng xanh, giảm được phát thải khí nhà kính giúp trung hòa các bon. Với các chính sách phát triển kinh tế biển mới và tăng trưởng xanh, việc nghiên cứu tiềm năng và phát triển năng lượng thủy triều trên biển là cần thiết. 

Đến nay, năng lượng thủy triều trên thế giới đã được khai thác hoặc đang trong quá trình nghiên cứu phát triển dưới 3 dạng công nghệ phổ biến. Thứ nhất là sử dụng đập thủy triều tạo thành một vùng lưu vực thủy triều. Các cửa cống trên đập kiểm soát mực nước và tốc độ dòng chảy, cho phép khu vực này lấp đầy khi thủy triều lên và đổ vào hệ thống tuabin điện để sản xuất năng lượng.

Ảnh minh hoạ 

Thứ hai là tuabin thủy triều, sử dụng các cánh quạt để quay một rotor cung cấp năng lượng cho máy phát điện. Chúng có thể được lắp đặt dưới đáy biển trong vùng nước thủy triều mạnh. Thứ ba là hàng rào thủy triều, sử dụng các tuabin trục đứng gắn trên hàng rào hoặc dưới đáy biển để nước đi qua tuabin và tạo ra điện. 

Tiềm năng phát triển điện thủy triều đã không ngừng tăng lên trong những năm gần đây, với hàng loạt dự án đáng chú ý được thành lập trên khắp Mỹ, Canada, Anh và Ấn Độ. Tháng 7/2021, tuabin thủy triều mạnh nhất thế giới đã đi vào hoạt động ở vùng biển Vương quốc Anh, thu hút sự chú ý của ngành năng lượng toàn cầu. Năm nay, một cơ sở thử nghiệm cánh tuabin khác trị giá 5,18 triệu USD đã đi vào hoạt động.

Xu hướng đẩy mạnh đầu tư vào ngành năng lượng thủy triều

Nhận thức về tiềm năng phát triển điện thủy triều, Chính phủ Mỹ đang đầu tư rất nhiều vào tương lai của ngành này. Trong khi đó, châu Âu cũng đang tài trợ cho việc phát triển công nghệ năng lượng thủy triều nhằm thúc đẩy ngành năng lượng tái tạo. Giai đoạn tài trợ ban đầu cho nghiên cứu này được cho là sẽ đóng góp vào việc triển khai các dự án năng lượng thủy triều trên toàn thế giới trong vòng một thập kỷ tới. 

Cụ thể, Bộ Năng lượng Mỹ tuyên bố sẽ cung cấp 35 triệu USD để phát triển các hệ thống năng lượng thủy triều và sông ngòi. Khoản tài trợ sẽ được chi vào năm 2023, trở thành khoản đầu tư lớn nhất cho công nghệ năng lượng thủy triều và sông ngòi tại Mỹ. Nhà Trắng kỳ vọng thủy triều và dòng chảy của sông ngòi sẽ cung cấp nguồn năng lượng xanh dồi dào cho đất nước. 

Ảnh minh hoạ 

Tượng tự, Liên minh châu Âu (EU) cũng đang thúc đẩy các dự án điện thủy triều riêng. Vào năm 2021, châu Âu đã lắp đặt được 2 MW công suất dòng thủy triều, tăng mạnh với 260kW vào năm 2020. 

Đây là một đóng góp đáng kể vào 3,12 MW công suất dòng thủy triều được lắp đặt trên toàn thế giới. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn đáng kể so với các dạng năng lượng tái tạo khác, với việc châu Âu lắp đặt 17,5 GW năng lượng gió và 25,9 GW công suất điện mặt trời mới vào năm 2021. 

Trong tháng 10, châu Âu công bố khoản tài trợ 19,3 triệu USD cho các dự án năng lượng sóng quy mô lớn. Nhóm 14 đối tác nước trong giới nghiên cứu và công nghiệp thực hiện dự án WEDUSEA (Dự án do chương trình Horizon Europe của Liên minh châu Âu và cơ quan đổi mới Innovate UK của Vương quốc Anh đồng tài trợ) sẽ dẫn đầu trong vòng 4 năm. 

Ở giai đoạn này, WEDUSEA sẽ tập trung vào thiết kế thiết bị năng lượng sóng nổi mang tên OE35 công suất 1 MW. Đây là thiết bị do Công ty Ocean Energy phát triển và được mô tả là thiết bị năng lượng sóng nổi có công suất lớn nhất thế giới.  

Bên cạnh đó, Trung tâm Năng lượng Biển châu Âu (EMEC) cũng hy vọng sẽ tạo ra một lộ trình triển khai công nghệ cho một trang trại thử nghiệm 20 MW. Ông Myles Heward, Giám đốc dự án tại EMEC cho biết, các đổi mới trong chương trình này nhằm mục đích cải thiện hiệu quả, độ tin cậy, khả năng mở rộng và tính bền vững của công nghệ năng lượng sóng. 

Các dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ năng lượng thủy triều và sông ngòi sẽ giúp lĩnh vực năng lượng tái tạo được triển khai trên diện rộng ở cả Mỹ và châu Âu. Giai đoạn tài trợ ban đầu sẽ đặt nền tảng cần thiết để thiết lập các dự án điện thủy triều toàn cầu trong thập kỷ tới, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng xanh.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm