Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
11:28 09/04/2023

Sau vụ sụp đổ ngân hàng lịch sử, nhiều nhà đầu tư bận rộn đổ tiền vào châu Á

Sau liên tiếp vụ sụp đổ của ngân hàng tại Mỹ, Thụy Sĩ nhiều nhà đầu tư đã “quay xe” rót tiền vào châu Á. Nổi bật, nhiều người đặt cược rằng Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi của khu vực đang chiếm vị thế tốt.

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á đạt 4,8% trong năm 2023, cao hơn mức 4,6% đưa ra trong dự báo hồi tháng 12/2022.

Một phân tích của Citibank về các điều kiện tài chính toàn cầu cho thấy thị trường tài chính châu Á thắt chặt ít hơn ở Mỹ và hầu hết các đồng tiền châu Á đều tăng giá so với đồng đôla Mỹ.

 

Kinh tế châu Á tươi sáng nhờ sự phục hồi của Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Mỹ giảm ưu thế sau vụ sụp đổ ngân hàng lịch sử

Từ ngày 10/3, ngày Ngân hàng Thung lũng Silicon sụp đổ, chỉ số cổ phiếu tài chính trong khu vực, ngoại trừ Nhật Bản, đã tăng đáng kể so với mức giảm gần 10% của chỉ số ngân hàng Mỹ trong cùng kỳ.

Johanna Chua, giám đốc điều hành kiêm trưởng bộ phận phân tích thị trường và kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tại Citibank nhận định: “Chúng tôi cho rằng châu Á vẫn là thị trường tương đối tốt. “Sau cú sốc của thị trường Mỹ, đồng đôla vì thế sẽ “giảm nhiệt” hơn, điều này hỗ trợ nhiều hơn cho dòng vốn ở châu Á”.

Đồng thời, các nhà kinh tế cho rằng một yếu tố có lợi cho châu Á-Thái Bình Dương là chính sách tiền tệ nhìn chung mềm dẻo hơn. Nổi bật là các ngân hàng trung ương ở Australia, Hàn Quốc, Indonesia và Ấn Độ nằm trong số những ngân hàng tạm dừng chu kỳ thắt chặt tiền tệ.

Trong khi đó, Trung Quốc, với chính sách nới lỏng tiền tệ và mở cửa trở lại sau Covid, đang là điểm thu hút hàng đầu đối với các nhà đầu tư.

Điều đó được phản ánh trong 5,5 tỷ đôla dòng tiền đã chảy vào các quỹ đầu tư của thị trường mới nổi trong bốn tuần tính đến cuối tháng 3, dẫn đầu là châu Á, theo số liệu từ TD Securities, trích dẫn dữ liệu của EPFR Global. Hơn 70% số tiền đó được chuyển đến Trung Quốc.

Đồng thời, cổ phiếu của các thị trường phát triển bị dòng vốn chảy ra ròng 8,6 tỷ USD, trong đó Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

“Các nhà đầu tư vẫn đang xem Châu Á là khu vực được ưu đãi nhất, tiếp theo là Châu Âu và sau đó có lẽ là Mỹ,” David Chao, chiến lược gia thị trường toàn cầu cho Châu Á-Thái Bình Dương tại Invesco Asset Management nói với Bloomberg Radio vào ngày 4 tháng 4. “Nếu Fed sẽ nhấn nút tạm dừng tăng lãi suất, điều đó chắc chắn sẽ thúc đẩy dòng vốn quay trở lại châu Á.”

Trong bối cảnh rủi ro tài chính và các dấu hiệu nhu cầu giảm nhiệt, việc chấm dứt chu kỳ tăng lãi suất của Fed có thể hỗ trợ châu Á bằng cách giảm bớt áp lực từ đồng đôla mạnh đối với tài chính bên ngoài và giảm sức hấp dẫn của đồng bạc xanh như một nơi trú ẩn an toàn.

Tuần này, Ngân hàng Phát triển Châu Á cho biết các nền kinh tế đang phát triển của Châu Á, dẫn đầu là Trung Quốc, đang trên đà tăng trưởng nhanh hơn. Đồng thời, lạm phát đang chậm hơn trong năm nay và năm tới, trong khi các nền kinh tế tiên tiến đang góp phần tạo nên một triển vọng toàn cầu tươi sáng hơn.

“Thời” của châu Á đang tiến gần

Frederic Neumann, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á của HSBC Holdings Plc tại Hong Kong, cho biết sự phục hồi của Trung Quốc dự kiến sẽ lan tỏa khắp khu vực, điều này cũng được hưởng lợi từ việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng, bùng nổ hàng hóa và không tăng nợ quá mức.

Trong khi đó, nhà phân tích cho rằng Hồng Kông (Trung Quốc) và Thái Lan, những nền kinh tế được hưởng lợi từ việc mở cửa trở lại của Trung Quốc, các nền kinh tế dẫn đầu về dịch vụ trong nước như Ấn Độ và Philippines "có vẻ tương đối kiên cường hơn" trước cú sốc tăng trưởng toàn cầu.

Ở chiều ngược lại, “Các nền kinh tế mở” như Singapore, Việt Nam, Hàn Quốc, Malaysia và Đài Loan (Trung Quốc) có thể sẽ dễ bị tổn thương hơn trước những tác động lan tỏa đó.

Sự hỗn loạn ngân hàng cũng có thể có nghĩa là tiền công nghệ châu Á đầu tư vào Mỹ giờ đây có thể bắt đầu quay trở lại.

Prashant Newnaha, chiến lược gia vĩ mô tại TD Securities, cho hay: “Ở châu Á, tôi nghĩ Singapore sẽ là nước hưởng lợi chính. “Singapore có khung pháp lý, hệ thống ngân hàng mạnh mẽ và đang tìm cách khẳng định mình là quốc gia dẫn đầu về công nghệ và tiền điện tử trong khu vực”.

Tuy nhiên, vẫn có những rủi ro. Dữ liệu nhà máy ảm đạm gần đây từ Trung Quốc làm giảm niềm tin về tốc độ phục hồi của quốc gia này. Và mối quan hệ ngày càng xấu đi của Trung Quốc với Mỹ làm tăng rủi ro tiềm ẩn khi đầu tư vào những nơi như Hồng Kông và Đài Loan, Invesco's Chao cho biết.

Hơn nữa, châu Á không hoàn toàn miễn nhiễm với sự bất ổn tài chính lan rộng từ Mỹ.

Jonathan Kearns, nhà kinh tế trưởng của công ty quản lý đầu tư Challenger Ltd có trụ sở tại Sydney và là cựu quan chức của Ngân hàng Dự trữ Úc, cho rằng: “Triển vọng thực sự phụ thuộc vào việc mọi thứ có ổn định ở châu Âu và Bắc Mỹ hay không. “Nếu có một mức độ hỗn loạn nào đó đang diễn ra, nó cũng sẽ lan sang châu Á.”

Điểm sáng về động lực tăng trưởng có thể đến từ một số nền kinh tế mới nổi tại châu Á, theo IMF. Trong số này, Ấn Độ và Trung Quốc dự kiến đóng góp một nửa tăng trưởng toàn cầu.

Tuy nhiên, các quốc gia thu nhập thấp có nguy cơ trúng đòn kép từ chi phí vay mượn cao và nhu cầu sụt giảm đối với hàng xuất khẩu của họ. Trong bối cảnh như thế, nghèo đói có thể trầm trọng hơn sau khi đã gia tăng trong giai đoạn đại dịch COVID-19 hoành hành.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm