Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
13:00 24/09/2022

Sau Fed, hàng loạt Ngân hàng Trung ương tăng lãi suất

Mỹ hiện là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu thế giới, do đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất tác động mạnh tới nền kinh tế toàn cầu. Sau quyết định tăng lãi suất cơ bản mới đây của Fed, một loạt Ngân hàng Trung ương từ châu Á đến châu Âu đã có hành động tương tự.

Ngày 21/9, Fed đã công bố quyết định tăng lãi suất quỹ liên bang thêm 75 điểm cơ bản, dao động trong biên độ từ 3-3,25% nhằm hạ nhiệt lạm phát, hiện ở mức cao nhất trong 4 thập kỷ qua. Về khả năng tăng lãi suất trong tương lai, các quan chức Fed đã nhấn mạnh mức tăng thêm 0,75 điểm phần trăm và 0,5 điểm phần trăm tại 2 cuộc họp còn lại trong năm nay. Các dự báo cũng cho thấy lãi suất sẽ tăng nhẹ trong năm tới, trước khi giảm xuống vào năm 2024. 

Ảnh minh hoạ 

Chiều 22/9, các Ngân hàng Trung ương Philippines và Indonesia đồng loạt tăng lãi suất 50 điểm cơ bản, đưa lãi suất cơ bản lên 4,25%. Theo đó, lãi suất cơ bản của Philippines hiện đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 8/2019. Đồng thời, đây cũng là tháng thứ 2 liên tiếp Ngân hàng Trung ương Indonesia tăng lãi suất cơ bản để kiềm chế lạm phát và bình ổn đồng nội tệ.  

Cùng ngày, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) thông báo nâng trần lãi suất huy động kỳ hạn 1-6 tháng từ 4% lên 5%, lãi suất tái cấp vốn từ 4% lên 5%. Lãi suất tái chiết khấu từ 2,5% lên 3,5% và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 5% lên 6%.

Tại châu Âu, một số Ngân hàng Trung ương cũng có bước đi tương tự. Ngân hàng Trung ương Na Uy thông báo tăng lãi suất từ 1,75% lên 2,25%, trong khi Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (SNB) thông báo điều chỉnh tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản lên mức 2,5%. 

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,5% lên 2,25%, nhằm kiểm soát tình hình lạm phát đang ở mức tồi tệ nhất trong 40 năm qua. Đây là lần thứ 7 liên tiếp BoE tăng lãi suất nhằm tăng chi phí đi vay trong bối cảnh giá thực phẩm và năng lượng tăng cao dẫn đến cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt tồi tệ nhất trong một thế hệ. 

Với quyết định này, lãi suất chuẩn của BoE đã lên mức cao nhất kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tuy nhiên mức tăng được đánh giá là khiêm tốn hơn so với Fed và các Ngân hàng Trung ương khác. 

Tại Trung Đông, các quốc gia Vùng Vịnh như Saudi Arabia và Bahrain cùng thông báo nâng lãi suất chính sách thêm 75 điểm cơ bản (bps) giống như quyết định của Fed. Qatar và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cho biết mức lãi suất mới tăng thêm sẽ có hiệu lực từ ngày 22/9.

Kuwait, quốc gia neo đồng nội tệ dinar với rổ tiền tệ chính, đã tăng lãi suất chính thêm 25 điểm cơ bản lên 3%. Oman, thành viên còn lại của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh gồm sáu quốc gia, được cho là sẽ đưa ra động thái tương tự. 

Riêng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) ngày 22/9 thông báo vẫn duy trì mức lãi suất cực thấp, bất chất các nước trên thế giới đang chạy đua nâng lãi suất để kiểm soát lạm phát. BOJ đã cam kết giữ nguyên mức cũ là âm 0.1% đối với lãi suất ngắn hạn và 0% đối với lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.  

Ảnh minh hoạ 

Tuy nhiên, Nhật Bản đã phải tuyên bố có động thái can thiệp, dùng dự trữ ngoại hối mua vào đồng yên để ngăn đà giảm của đồng tiền này trước USD. Đồng yên đã mất giá gần 20% trong năm nay, xuống mức thấp nhất trong 24 năm. Đây cũng là lần đầu tiên trong 24 năm, Nhật Bản thực hiện mua vào đồng yên để can thiệp tỷ giá. 

Tỷ giá đồng USD tăng bền bỉ giúp giảm bớt áp lực lạm phát ở Mỹ, nhưng lại làm gia tăng chi phí nhập khẩu đối với các quốc gia khác. Đây có thể là một nguyên nhân khiến Nhật Bản không thể tiếp tục “khoanh tay đứng nhìn” mà quyết định có cuộc can thiệp đầu tiên vào thị trường ngoại hối sau 23 năm. Một số nhà phân tích cho rằng những động thái tương tự có thể sắp xuất hiện.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009, các ngân hàng trung ương cáo buộc lẫn nhau gây “chiến tranh tiền tệ” khiến đồng nội tệ mất giá nhằm mục đích thúc đẩy xuất khẩu. Cuộc chiến chống lại sự bùng nổ của lạm phát đang diễn ra ở nhiều quốc gia, nhưng phản ứng của Fed nổi bật hơn cả bởi vai trò toàn cầu của đồng USD và cả sự quyết liệt của Ngân hàng Trung ương Mỹ. 

Các động thái tăng lãi suất của Fed và các Ngân hàng Trung ương lớn khác là cơ sở cho các định chế quốc tế. Giới phân tích cảnh báo rằng lãi suất tăng của những đồng tiền như USD và Euro có thể khiến các điều kiện tài chính trên toàn cầu thắt chặt tới mức dẫn tới suy thoái kinh tế toàn cầu.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm