Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
14:51 12/02/2023

Quy định thành lập doanh nghiệp tại Ấn Độ

Để khai thác hiệu quả hơn các cơ hội đang đặt ra tại thị trường Ấn Độ, việc nghiên cứu, mở công ty, chi nhánh công ty, văn phòng đại diện tại Ấn Độ là một trong những hướng đi cần được các doanh nghiệp tính đến trong giai đoạn hiện nay.

Ngày 8/2/2023, Thương vụ Việt Nam tổ chức webinar đầu tiên năm 2023 giới thiệu về thị trường Ấn Độ nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư giữa hai nước.

Tham dự và phát biểu tại hội nghị có ông Nguyễn Phúc Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á- châu Phi thuộc Bộ Công Thương; ông Bùi Trung Thướng, Tham tán, trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ; ông Manan Agawal, Giám đốc giám đốc Công ty Tư vấn KrayMan Consultants LLP ; ông Shahjahan, Phó Chủ tịch Ngân hàng HDFC Ấn Độ và trên 40 doanh nghiệp Việt Nam, Ấn Độ.

Phát biểu khai mạc, ông Bùi Trung Thướng vui mừng thông báo Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ lần đầu đạt mức 15 tỷ USD trong năm 2022, đạt mục tiêu do lãnh đạo cấp cao 2 nước đặt ra, đưa Ấn Độ trở thành đối tác thương mại đứng thứ 8 của Việt Nam. Tuy vậy, hai bên còn rất nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển với thị trường hai nước rộng lớn, hàng hóa 2 nước có sự bổ sung tốt cho nhau.

Tiếp nối thành công và kinh nghiệm tổ chức 50 chương trình xúc tiến thương mại năm 2022 nhân dịp kỷ niệm 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tiếp tục hoạt động nêu trên trong năm 2023, góp phần tạo đà để đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên tầm cao mới.

Trong webinar đầu tiên, Thương vụ lựa chọn chủ đề “Quy định thành lập doanh nghiệp tại Ấn Độ” theo nhu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam muốn mở văn phòng, đầu tư kinh doanh tại Ấn Độ.

Theo ông Nguyễn Phúc Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-  châu Phi, Bộ Công Thương cho biết: Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, trong những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư Việt Nam không ngừng lớn mạnh và phát triển. Nhiều doanh nghiệp Việt đã và đang vươn ra thế giới, từng bước khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, đưa những sản phẩm “Made in Vietnam” đến với người tiêu dùng toàn cầu.

Ấn Độ được Việt Nam xác định là một thị trường quan trọng tại khu vực Nam Á và trên thế giới, với dân số khoảng 1,4 tỷ người, nhu cầu thị trường phong phú, đa dạng nằm ở nhiều phân khúc khách hàng…

Để nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh xuất nhập khẩu, đầu tư với doanh nghiệp Ấn Độ, khai thác hiệu quả hơn các cơ hội đang đặt ra tại thị trường Ấn Độ, việc nghiên cứu, mở công ty, chi nhánh công ty, văn phòng đại diện tại Ấn Độ là một trong những hướng đi cần được các doanh nghiệp tính đến trong giai đoạn hiện nay.

Ông bày tỏ hy vọng hội thảo này sẽ tiếp tục trở thành diễn đàn thường kỳ của các chuyên gia và doanh nghiệp 2 bên để chia sẻ thông tin, thảo luận các cơ hội hợp tác thương mại, đầu tư, cũng như để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong giao thương.

Bộ Công Thương Việt Nam và Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ luôn sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm cơ hội hợp tác, giải đáp các mối quan tâm, sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn phát sinh trong quá trình kinh doanh tại thị trường Ấn Độ. 

Ông Manan Agawal, Giám đốc giám đốc Công ty Tư vấn KrayMan Consultants LLP cho biết, con số đầu tư trực tiếp của Việt Nam tại Ấn Độ còn rất khiêm tốn ở mức 28,55 triệu USD. Ấn Độ đã vượt Anh trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, hiện là một trong thị trường sản xuất và tiêu thụ hàng đầu thế giới đối với nhiều sản phẩm, lĩnh vực.

Ấn Độ có nhiều điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài với quỹ đất dồi dào, lực lượng lao động trẻ, có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt. Chính phủ có nhiều chính sách thu hút đầu tư nước ngoài đặc biệt là đối với các lĩnh vực ưu tiên như: Pin, đồ điện tử gia dụng, phụ tùng ô tô, dược phẩm, sản phẩm viễn thông...

Đầu tư nước ngoài tại Ấn Độ chủ yếu là thông qua quy trình tự động, không phải xin giấy phép của Chính phủ, trừ một số lĩnh vực nhạy cảm như quốc phòng, an ninh, thông tin, bảo hiểm, ngân hàng v.v... Doanh nghiệp Việt Nam có thể hiện diên tại Ấn Độ thông qua hình thức trực tiếp và gián tiếp.

Hình thức trực tiếp gồm: văn phòng đại diện, văn phòng dự án, chi nhánh, thành lập công ty; mỗi loại hình có thủ tục, địa vị pháp lý và giới hạn hoạt động, mức thuế suất cụ thể khác nhau.

Hình thức gián tiếp thông qua hợp tác đầu tư, mua lại và sáp nhập, hợp đồng hỗ trợ kỹ thuật, nhượng quyền. Ông Manan Agawal là người đã đồng hành cùng Thương vụ Việt Nam trong các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua, đã và đang hỗ trợ một số doanh nghiệp Việt Nam mở văn phòng đại diện, chi nhánh và công ty tại Ấn Độ.

Ông Shahjahan, Phó Chủ tịch Ngân hàng HDFC Ấn Độ cho biết HDFC là ngân hàng lớn nhất Ấn Độ, cung cấp tất cả các tiện ích ngân hàng. Ông nêu cụ thể quy định và thủ tục thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, văn phòng dự án tại Ấn Độ. Theo đó, doanh nghiệp bắt buộc phải lựa chọn 1 ngân hàng Ấn Độ để thực hiện thủ tục xin giấy phép, mở tài khoản và các dịch vụ khác.

Đối với thành lập chi nhánh, doanh nghiệp phải chứng minh có lợi nhuận trong 5 năm tài chính liền kề trước đó ở Việt Nam và giá trị ròng không dưới 100.000 USD, không có giới hạn về thời gian trong giấy phép.

Đối với văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải chứng minh tạo ra lợi nhuận trong ba năm tài chính liền kề trước đó và giá trị ròng không dưới 50.000 USD, thời hạn 3 năm và có thể được gia hạn.

Đối với Văn phòng dự án có giấy phép theo thời hạn của dự án, yêu cầu có một hợp đồng từ một công ty Ấn Độ để thực hiện một dự án ở Ấn Độ.

Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan Việt Nam, trong năm 2022, tổng giá trị thương mại Việt Nam - Ấn Độ đạt 15,05 tỷ USD tăng 13,6% so với năm 2021.

Trong đó, xuất khẩu sang Ấn Độ đạt 7,96 tỷ USD, tăng 26,8% so với 6,28 tỷ USD năm 2021. Điện thoại các loại và linh kiện có giá trị cao nhất với 1,52 tỷ USD, tăng 18,4% so với 1,29 tỷ USD trong năm 2021; tiếp theo là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,03 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.

Trong các mặt hàng xuất khẩu sang Ấn Độ, cà phê là mặt hàng có giá trị tăng cao nhất so với năm 2021, tăng 164,7% từ 21,69 triệu USD năm 2021 lên 57,40 triệu USD năm 2022, tiếp theo là sắt thép các loại, tăng 96,8% từ 113,46 triệu USD  năm 2021 lên 171,10 triệu USD năm 2022; mặt hàng giày dép các loại, tăng 96,8% từ 113,46 triệu USD lên 223,35 triệu USD năm 2022. 

 

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm