Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
14:15 19/07/2022

Nhiều chuỗi cửa hàng chuyên dụng tái cơ cấu. Bài 2: Chiến lược nào cho doanh nghiệp bán lẻ nội tồn tại?

Để kinh doanh cửa hàng chuyên dụng tồn tại trước áp lực cạnh tranh ngày càng lớn, doanh nghiệp bán lẻ nội địa đang có nhiều kế hoạch thích ứng.

Thực tế cho thấy, mặc dù cạnh tranh gay gắt nhưng kinh doanh cửa hàng chuyên dụng tại Việt Nam tiếp tục thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp bán lẻ trong và ngoài nước.

Trong chia sẻ gần đây, ông Vivek Kaul - Giám đốc Ngành bán lẻ của CBRE tại châu Á đã đánh giá rằng, Việt Nam vẫn là thị trường mục tiêu hàng đầu mà các nhà bán lẻ khảo sát để mở rộng hoạt động kinh doanh. Đã và đang có không ít nhà bán lẻ nước ngoài đến đây đầu tư và phát triển thị trường.

Theo đó, ngoài các doanh nghiệp hiện hữu như Seven Elevent, Circle- K, B'Smart... với hệ thống cửa hàng chuyên dụng mở rộng nhanh, ở nhiều vị trí đắc địa, gần đây đã có nhiều nhà đầu tư bán lẻ từ Nhật Bản, châu Âu... tới Việt Nam tìm cơ hội đầu tư.

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ nội liên tục mở rộng điểm bán, nâng cao chất lượng dịch vụ, ứng dụng các loại hình thương mại hiện đại

Trong bối cảnh đó, để cạnh tranh các nhà bán lẻ nội cũng đang phải tìm mọi cách để có chỗ đứng vững vàng hơn.

Ông Nguyễn Anh Đức - Tổng giám đốc Liên hiệp HTX Thương mại TP. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) cho biết, đến nay hệ thống gần 1.000 điểm bán thuộc Saigon Co.op tiếp tục đẩy mạnh phát triển các loại hình thương mại hiện đại, các kênh phân phối tiên tiến đối với tiêu thụ hàng Việt, đảm bảo phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới như online, e-commerce, thanh toán không tiền mặt, thanh toán không tiếp xúc, tăng trải nghiệm mua sắm cho người dân...

Theo ông Đức, thay vì tập trung vào các chiến lược tiếp thị đại trà và dịch vụ đại trà, thì doanh nghiệp này đi sâu vào tìm hiểu sở thích, nhu cầu của khách hàng từng vùng miền. Từ đó, Saigon Co.op đa dạng hóa mô hình kinh doanh, chủng loại sản phẩm, tăng cường tiện ích dịch vụ để phục vụ khách hàng tốt hơn. Điều thay đổi quan trọng nữa là trước làn sóng kỹ thuật số, Saigon Co.op đã không còn đứng ở vị thế “đặt hàng lên là bán” hay “chỉ cần mở cửa hàng là khách đông”. Vì thế, thời gian qua, nhà bán lẻ này đã chuyển sang trực tuyến hóa - số hóa hoạt động kinh doanh. Khi chuyển từ doanh kinh doanh trực tiếp sang trực tuyến, Saigon Co.op đã tận dụng những điểm giao thoa giữa hai hình thức này.

Với Masan (sở hữu siêu thị WinMart, cửa hàng WinMart+), doanh nghiệp này chọn hy sinh thị phần và tốc độ tăng trưởng để xây dựng nền móng tăng trưởng tốt hơn. Ngay năm đầu tiên tiếp quản, tập đoàn đóng cửa hơn 700 siêu thị mini VinMart+, tái cấu trúc chuỗi cung ứng để tăng hiệu quả quy trình logistics và luân chuyển hàng hóa, cũng như tinh gọn danh mục hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đặt trọng tâm vào người tiêu dùng thay vì thúc đẩy doanh số.

Bên cạnh tái cấu trúc, điểm khác biệt của WinMart+ là mô hình hoạt động kinh doanh tích hợp (tất cả trong một). Mô hình bán lẻ nhu yếu phẩm thuần túy sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế nếu triển khai ở khu vực nông thôn, nơi tập trung phần lớn người tiêu dùng Việt Nam và hình thức cửa hàng nhỏ (minimall) chính là mô hình tối ưu của nhà bán lẻ này khi đem đến cho người tiêu dùng trải nghiệm đa kênh. Tức là, WinCommerce xây dựng các minimall, ở đó người tiêu dùng được đáp ứng 60- 80% nhu cầu chi tiêu thay vì 25%, bao gồm nhu yếu phẩm, dịch vụ tài chính (Techcombank), trà và cà phê (Phúc Long), chăm sóc sức khỏe (Phano), dịch vụ viễn thông di động (Reddi)…

Chia sẻ về kế hoạch phát triển trong thời gian tới, ông Nguyễn Văn Quý - Phó Tổng giám đốc Phụ trách chuỗi WinMart+ cho biết: Ngoài hơn 300 siêu thị và cửa hàng WinMart/WinMart+ được mở mới trên toàn quốc trong các tháng đầu năm, từ nay đến cuối 2022, chúng tôi có kế hoạch mở mới hơn 700 cửa hàng WinMart+. Hiện kế hoạch vẫn đang được triển khai đầy đủ, chắc chắn, đúng tiến độ với mục tiêu đặt ra.

Trở lại với câu chuyện của Bách Hoá Xanh, với chiến lược cạnh tranh với chợ truyền thống, đơn vị này hướng tới chọn điểm bán là vùng ven ngoại thành và các tỉnh - những điểm mà chi phí mặt bằng dễ chịu hơn rất nhiều so với khu vực trung tâm, cũng như ít phải cạnh tranh với các anh tài bán lẻ “đồng nghiệp”.

Khi thực hiện tái cơ cấu hệ thống chuỗi siêu thị Bách Hóa Xanh sẽ làm nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng quay lại. Đặc biệt, sự thay đổi của Bách Hóa Xanh trong thời gian tới bao gồm chất lượng phải là số một, bởi kéo được một khách hàng vào siêu thi tốn công sức rất nhiều nhưng chỉ cần bán một món hàng kém chất lượng là họ quay lưng vài tháng, chất lượng dịch vụ sẽ quyết định hiệu quả kinh doanh.

Hay với NovaGroup - dù mới lấn sân sang bán lẻ và mới chỉ mở 3 cửa hàng Nova Market theo hình thức siêu thị nhỏ bày bán thực phẩm, đồ uống, rau củ tươi sống, song doanh nghiệp này đã đặt mục tiêu sẽ mở 300 cửa hàng với nhiều quy mô khác nhau trên cả nước trong năm 2022. Đến năm 2025, đơn vị sẽ phát triển nhanh hơn với 2.000 điểm bán để phủ sóng toàn quốc nhằm đem đến nhiều sản phẩm tiêu dùng giá rẻ nhưng chất lượng.

Theo các chuyên gia, việc nhiều doanh nghiệp nội tham gia vào phân khúc cửa hàng chuyên dụng là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy sự nỗ lực vươn lên giành và giữ vững thị phần của doanh nghiệp nội.

Theo Hiệp hội các nhà Bán lẻ Việt Nam, mặc dù thị trường bán lẻ tại Việt Nam đã có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhưng các doanh nghiệp nắm giữ thị phần chủ yếu vẫn là những thương hiệu nội địa như: Masan, MWG, Saigon Co.op…

 

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm