Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
10:24 19/04/2023

Hình thức mua sắm trực tuyến vẫn tiếp tục chiếm ưu thế tại Việt Nam

Đang có sự "thắt chặt chi tiêu” của người tiêu dùng, đặc biệt là đối với các mặt hàng không thiết yếu và hình thức mua sắm trực tuyến vẫn tiếp tục chiếm ưu thế.

Người tiêu dùng thích ứng trong biến động thị trường

Theo Báo cáo công bố số liệu khảo sát "Thói quen tiêu dùng tại Việt Nam" của PwC Việt Nam công bố ngày 17/4, Việt Nam có tỷ lệ người tiêu dùng thực hiện cắt giảm chi tiêu không thiết yếu thấp hơn so với khu vực Đông Nam Á và bình diện toàn cầu. Cụ thể, 62% người tiêu dùng Việt Nam trả lời rằng họ dự kiến sẽ cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết (số liệu của toàn cầu là 69%).

Hình thức mua sắm trực tuyến vẫn tiếp tục chiếm ưu thế tại Việt Nam

Bên cạnh đó, tỷ lệ người tiêu dùng Việt Nam “ít lo lắng về tình hình tài chính cá nhân” cao hơn so với trong bình diện toàn cầu và Đông Nam Á (lần lượt là 25%, 14% và 13%). Tuy nhiên, nhìn chung là vẫn đang có sự "thắt chặt chi tiêu” của người tiêu dùng, đặc biệt là đối với các mặt hàng không thiết yếu.

Về thay đổi danh mục mua sắm, 54% nói rằng họ dự kiến sẽ chi tiêu ít hơn cho các mặt hàng xa xỉ, kế đến là du lịch (42%) và mua sắm hàng điện tử (38%) do quan ngại về giá cả gia tăng.

Hình thức mua sắm trực tuyến vẫn tiếp tục chiếm ưu thế tại Việt Nam với 64% người được khảo sát cho biết dự kiến sẽ mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn. Tuy nhiên, việc mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng vẫn được đánh giá cao nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Cụ thể, 74% người tiêu dùng ưu tiên việc có thể kiểm tra được chất lượng sản phẩm; 58% mong muốn được trực tiếp lựa chọn/ kiểm tra sản phẩm trước khi mua; 40% ít lo ngại về dịch Covid-19.

Hình thức làm việc tại văn phòng đang trở lại là xu hướng ở Việt Nam với 48% dự kiến sẽ quay trở lại làm việc tại văn phòng - điều này dẫn đến thay đổi trong cách thức giao dịch.

Các yếu tố môi trường và xã hội sẽ mang lại sức hút cho sản phẩm. Người tiêu dùng sẵn sàng chi trả ở mức cao hơn cho các sản phẩm mang tính bền vững. Cụ thể, 96% sẽ sẵn lòng chi trả ở mức giá cao hơn để mua sản phẩm từ các công ty có đạo đức kinh doanh. Điều này đòi hỏi cần có sự tái cơ cấu danh mục sản phẩm - bằng cách tự phát triển hoặc thông qua các hoạt động sáp nhập và mua lại. Và đây là yếu tố quan trọng để tăng giá thành nhằm bù đắp cho sự gia tăng chi phí và giảm biên lợi nhuận.

Người tiêu dùng đang đặc biệt quan tâm đến quyền riêng tư với con số 57% đã thể hiện lo ngại và đang thực hiện các biện pháp để đảm bảo an toàn dữ liệu cá nhân.

Theo ông Johnathan Ooi - Phó Tổng Giám đốc, Lãnh đạo dịch vụ tư vấn thương vụ PwC Việt Nam, nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức và xã hội đang phải thích nghi với trạng thái "bình thường mới". Theo đó, thói quen chi tiêu của người tiêu dùng cũng đang dần thay đổi. Người tiêu dùng đang có xu hướng cắt giảm chi tiêu, ưa chuộng mua sắm trên các nền tảng điện tử, và ưu tiên sử dụng sản phẩm từ các nhà cung cấp có uy tín. Vì vậy, các nhà lãnh đạo cần theo dõi chặt chẽ các xu hướng này và kịp thời thích ứng để có thể duy trì tính cạnh tranh trong một thị trường không ngừng thay đổi.

Doanh nghiệp cần làm gì để thích ứng với xu hướng mới?

Trước bối cảnh trên, sáu ưu tiên được khuyến nghị đến các doanh nghiệp xem xét nhằm mang lại tác động hiệu quả cao.

Cụ thể, chiến lược tạo khác biệt. Theo đó, doanh nghiệp cần tập trung phát triển danh mục sản phẩm và các tính năng phù hợp nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Chuyển dịch từ trạng thái "ứng phó" trong thời kỳ Covid sang trạng thái "dẫn đầu" để tạo tiền đề cho sự khác biệt lớn hơn.

Chú trọng các yếu tố ESG (bộ tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng). Theo đó, doanh nghiệp tận dụng công nghệ trong việc thu thập, báo cáo và truyền thông về tính bền vững. Đề cao tính chân thật và minh bạch trong kinh doanh để mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.

Tiếp cận khách hàng dựa trên dữ liệu. Theo đó, doanh nghiệp cần chuyển hướng tập trung từ "khách hàng" sang "người tiêu dùng". Thiết lập các đặc quyền truy cập thông tin cho người tiêu dùng. Có cái nhìn sâu sắc hơn về hành vi tiêu dùng tại mỗi thời điểm khác nhau để mang đến các thông điệp và ưu đãi có hiệu quả thông qua chiến lược tiếp thị dựa trên dữ liệu.

Chuỗi cung ứng tương lai. Theo đó, doanh nghiệp đầu tư vào việc dự báo các kết quả và khả năng tác động trong bối cảnh biến động đa kênh. Qua đó, có thể đưa ra các quyết định kịp thời nhằm đạt được lợi thế. Cụ thể như đưa ra các quyết định rõ ràng trong việc đổi mới, phân loại và thiết lập lộ trình tiếp cận thị trường dựa trên chiến lược tạo khác biệt.

Khuyến khích sự đổi mới. Theo đó, doanh nghiệp xác định những kỹ năng cần thiết để mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng. Qua đó, tổ chức các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng cho các phòng ban. Khuyến khích sự đổi mới trong cách thức làm việc nhằm phá vỡ các rào cản trong việc ra quyết định và hệ thống hóa sự thay đổi một cách cấp tốc.

Chuyển đổi số để giảm chi phí. Theo đó, doanh nghiệp đầu tư năng lực số để thấu hiểu nhu cầu khách hàng, vận dụng trong quản lý hàng tồn kho nhằm mang lại hiệu quả cao hơn và khả năng phục hồi trước sự biến động. Đón đầu các xu hướng và dự trù chi phí từ các mô hình kinh doanh mới (ví dụ, cá nhân hóa tiêu dùng) bằng việc quản trị hệ thống dữ liệu hiệu quả.

Ông Rakesh Mani Phó Tổng Giám Đốc - lãnh đạo thị trường Tiêu dùng Đông Nam á - Công ty Tư vấn PwC Đông Nam Á – cho rằng, các doanh nghiệp cần tập trung cao độ và chủ động linh hoạt trong giai đoạn biến động. Điều này đòi hỏi họ phải có cái nhìn sắc bén để nhận biết sự khác biệt trên thị trường, đồng thời hiểu rõ nhu cầu mua hàng và các kênh mua sắm, lập kế hoạch và dự báo kinh doanh, thực tế chuỗi cung ứng cũng như lực lượng lao động và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm