Thị trường hàng hóa
Hiện nay, sự nở rộ của bộ môn thể thao golf đã tạo nên một phân khúc sản phẩm tiềm năng trên thị trường, đó là bất động sản sân golf. Những dự án sân golf có tích hợp bất động sản – dịch vụ ra đời và nhanh chóng tạo nên cơn sốt trong giới đầu tư.
Xuất hiện từ thế kỷ 15 tại Scotland, golf đã nhanh chóng phát triển rộng khắp ra toàn châu Âu và Bắc Mỹ, trước khi tràn sang châu Á - thị trường tiềm năng nhất hiện nay. Bộ môn thể thao quyến rũ nhất hành tinh này du nhập vào Việt Nam từ đầu những năm 20 của thế kỷ 20. Theo Hiệp hội Golf Việt Nam, cả nước hiện nay có gần 80 sân golf đang hoạt động, trong đó các địa phương phát triển golf mạnh nhất là Hà Nội, Hòa Bình, Bắc Giang, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương. Các doanh nghiệp tham gia phát triển golf đều là những “đại gia” lớn nhất nước như: Vingroup, BRG Group, KN Investment Group, Him Lam Group, FLC Group, Sun Group… Con số này dự kiến đạt 100 vào cuối năm nay và tiến tới mốc 200 vào năm 2025.
Cùng với sự bùng nổ của số sân và số người chơi, du lịch golf cũng trở thành ngành nghề đầy triển vọng, nhất là khi Việt Nam liên tiếp được vinh danh là “Điểm đến Golf tốt nhất thế giới” (2019, 2021) và “Điểm đến Golf tốt nhất châu Á” (2017-2021) của Giải thưởng Golf thế giới. Năm 2020, du lịch golf đón 1,5 triệu lượt khách quốc tế, 1,5 triệu lượt khách nội địa, doanh thu 4.500 tỷ đồng (theo Hiệp hội Du lịch Golf Việt Nam).
Hiện nay, sự nở rộ của bộ môn thể thao golf đã tạo nên một phân khúc sản phẩm tiềm năng trên thị trường, đó là bất động sản sân golf. Những dự án sân golf có tích hợp bất động sản – dịch vụ ra đời và nhanh chóng tạo nên cơn sốt trong giới đầu tư. Sự hấp dẫn của làn sóng này được tạo nên từ rất nhiều yếu tố, trong đó phải nói tới các yếu tố nổi bật như: vị trí đặc địa (trong lòng hoặc liền kề sân golf); tính khan hiếm; khả năng cho thuê đạt lợi suất cao nhờ tập trung vào nhóm khách hàng thượng lưu; tiềm năng tăng trưởng giá trị lớn…
Giới chuyên gia nhận định bất động sản sân golf luôn nằm trong danh sách ưu tiên đầu tư của khách hàng, kể cả trong giai đoạn thị trường bị tác động bởi dịch bệnh. Ba nhóm khách hàng có nhu cầu với loại hình bất động sản này là: những người đam mê chơi golf; những nhà đầu tư có sở thích sưu tập những tài sản đặc biệt, khan hiếm về số lượng; và những nhà đầu tư đang tìm kiếm không gian sống xanh, thoáng đãng những vẫn đầy đủ tiện tích, dịch vụ để có thể làm việc từ xa sau những ảnh hưởng của dịch bệnh. Dữ liệu cho thấy giới thượng lưu sẵn sàng bỏ ra 10 - 15% tổng tài sản để sở hữu bất động sản sân golf.
Golf đang và sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh quy hoạch sân golf quốc gia đã được bãi bỏ và những định kiến về golf đang dần bị đẩy lùi. Cùng với đó, bất động sản sân golf cũng sẽ tiếp tục thăng hoa để trở thành phân khúc lớn trong cơ cấu thị trường địa ốc. Tuy vậy, các chuyên gia bất động sản cho biết thị trường hiện nay vẫn chưa có được một dự án nào được đầu tư một cách bài bản, quy mô, đúng chất của một “golf resort” phục vụ nghỉ dưỡng theo tiêu chuẩn 5 sao cho nhà đầu tư.
Thị trường đang thực sự ngóng đợi một dự án sân - biệt thự sân golf đúng chuẩn, đẳng cấp, với các giá trị tinh hoa hội tụ, hàm chứa khả năng khai thác đỉnh cao và tăng trưởng giá trị bền vững. Thời gian gần đây, thông tin về một dự án như vậy đã xuất hiện tại phía tây Hà Nội, làm xao động giới đầu tư toàn miền Bắc. Thị trường kỳ vọng thời gian tới, đây sẽ là “bom tấn” kích hoạt sóng và tạo nhiệt cho Thủ đô trong nửa cuối năm 2022 này.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm