Thị trường hàng hóa
Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân cấp dựa trên hệ thống được mã hóa vô cùng phức tạp. Blockchain dùng để lưu trữ thông tin trong các block cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn và các block được mở rộng theo thời gian.
Ý tưởng về Blockchain bắt nguồn từ một ý tưởng về chuỗi dữ liệu bất biến được mô tả lần đầu năm 1991 bởi 2 nhà nghiên cứu W. Scott Stornetta và Stuart Haber.
Năm 1992 các cây Merkle đã được tích hợp vào chuỗi khiến nó trở nên hiệu quả hơn bằng cách cho phép một block có thể tập hợp nhiều hơn một văn bản. Cây Merkle là một cấu trúc dữ liệu dạng cây trong đó mọi nút lá được dán nhãn bằng giá trị băm của khối dữ liệu và mọi nút không phải là nút lá được dán nhãn bằng giá trị băm của nhãn của các nút con.
Cây băm cho phép xác minh hiệu quả và an toàn nội dung của các cấu trúc dữ liệu lớn, và là một dạng tổng quát của danh sách băm và chuỗi băm.
Ý tưởng về chuỗi khối được mô tả vào năm 1991, sử dụng một chuỗi gồm các khối bảo mật bằng mật mã để lưu trữ các văn bản đánh dấu thời gian. Tuy nhiên, công nghệ này đã không được sử dụng và bằng sáng chế đã hết hạn vào năm 2004. Đến năm 2008, Blockchain lần đầu tiên được phát minh và thiết kế bởi Satoshi Nakamoto.
Một năm sau đó, Blockchain được hiện thực hóa với vai trò là một phần cốt lõi của Bitcoin.
Ngoài ra, ngành công nghệ tiền điện tử cũng mang đến cho mọi người một góc nhìn độc đáo về tiền tệ tương lai. Blockchain có 6 đặc điểm nổi bật bao gồm: Tính bất biến, Tính bảo mật, Tính minh bạch, Hợp đồng thông minh, Tính phi tập trung và Tính phân tán.
Tính bất biến: Tất cả các giao dịch thực hiện trên Blockchain không thể làm giả, không thể phá hủy, thêm bớt, chèn dữ liệu.
Tính bảo mật: Thông tin, dữ liệu trong được phân tán và an toàn tuyệt đối là đặc điểm tiếp theo của Blockchain.
Tính minh bạch: Bất cứ ai cũng có thể theo dõi dữ liệu Blockchain đi từ địa chỉ này tới địa chỉ khác.
Hợp đồng thông minh: Đây là hợp đồng kỹ thuật số được nhúng vào đoạn code if-this-then-that (IFTTT) và chúng có thể tự thực thi mà không cần bên thứ ba, không ai có thể ngăn cản hoặc phá hủy hợp đồng này.
Tính phi tập trung: Blockchain hoạt động độc lập dựa trên cơ chế của các thuật toán đồng thuận hoàn toàn không bị bất kỳ một tổ chức nào nắm quyền kiểm soát.
Tính phân tán: Các block chứa dữ liệu giống nhau nhưng được phân tán ở nhiều nơi khác nhau.
Trong những năm gần đây, Blockchain đã trở thành công nghệ thu hút nhiều sự quan tâm và phát triển một cách nhanh chóng, đa dạng.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận ra tiềm năng của công nghệ Blockchain và tìm cách áp dụng vào các lĩnh vực như ngân hàng, chứng khoán, y tế, giáo dục, bán lẻ,... để quản lý dữ liệu hiệu quả hơn.
Ứng dụng Blockchain trong quản lý tài chính, thị trường địa ốc đã tạo ra một thị trường mua bán công khai, minh bạch. Bên cạnh đó, DeFi là một phần của xu hướng lớn hơn trong tương lai Web3, hay giai đoạn thứ ba của Internet.
Tài chính phi tập trung (DeFi) nổi lên như một xu hướng cho các doanh nghiệp tiền điện tử tương lai. Đây là giai đoạn mà dữ liệu trên Internet được phi tập trung hóa, không chịu ảnh hưởng bởi những người quản trị.
Nils Gregersen, nhà sáng lập Paycer UG, nhận định 2022 sẽ là năm bùng nổ của DeFi. Gregersen nói với Forbes: "Chúng ta mới chỉ nhìn thấy phần nổi của tảng băng chìm. Có rất nhiều sản phẩm mới sắp ra mắt mà ngày nay chúng ta thậm chí chưa thể tưởng tượng được".
NFT đánh dấu quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số theo cách phi tập trung và là công cụ thu hút nhiều người hơn quan tâm đến công nghệ blockchain. Từ việc sưu tầm tác phẩm nghệ thuật đến âm nhạc và các lĩnh vực khác như metaverse.
NFT sẽ thay đổi cách mà chúng ta trải nghiệm web, mua và bán tác phẩm nghệ thuật, tiêu thụ các sản phẩm có thương hiệu, thậm chí sáng tạo và trải nghiệm âm nhạc.
NFT được kỳ vọng sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong hoạt động đầu tư bất động sản, bất chấp những thách thức về pháp lý và tài chính đang đặt ra với các cơ quan quản lý và bản thân nhà đầu tư. Tuy nhiên với danh xưng là một trong những công nghệ của tương lai, Blockchain cũng từng trải qua rất nhiều giai đoạn đen tối, cụ thể là Bitcoin - loại tiền điện tử ra đời nhờ vào công nghệ Blockchain.
Bitcoin đã trải qua một chặng đường gập ghềnh và vẫn đặc biệt biến động.
Một rủi ro lớn nữa đối với bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số khác là những biến động mạnh, dai dẳng trên thị trường. Sự xuất hiện của biến chủng Omicron đã gây ra tâm lý hỗn loạn trên nhiều thị trường, làn sóng “bán tháo ngủ đông” đã khiến cho thị trường toàn cầu "đỏ lửa".
Tuy nhiên, điều đáng mừng nhất là hiện nhiều đơn vị đã nhìn ra giá trị của Blockchain để có định hướng đúng đắn hơn trong việc phát triển. Sự quan tâm của Chính phủ và các công ty công nghệ hàng đầu trong việc phát triển ứng dụng Blockchain đã giúp công nghệ này cũng như tiền ảo Bitcoin dần được công nhận.
Theo số liệu thống kê, có đến 326 kỳ lân trên thế giới theo từng khu vực. Trong số đó, kỳ lân về công nghệ, internet chiếm số lượng lớn nhất với 82 kỳ lân, tiếp theo đó là sàn thương mại điện tử. Điều đáng nói, hầu hết kỳ lân đều thuộc nhóm ngành công nghệ. Có nhiều công ty vượt xa "mức sàn" 1 tỷ USD, tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực như công nghệ, công nghệ tài chính, dịch vụ internet.
Đặc biệt ByteDance, chỉ riêng lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đã đứng đầu bảng với trị giá cao nhất lên tới 140 tỷ USD, trở thành kỳ lân công nghệ giá trị nhất thế giới.
ByteDance, chủ sở hữu của TikTok đã vượt qua Ant Group để trở thành kỳ lân lớn nhất thế giới.
Với những câu chuyện thành công của các kỳ lân trước đó và với số liệu báo cáo về các ngành nghề, dung lượng thị trường liên quan tới nền kinh tế số đều đang tăng trưởng tối thiểu là 10% và cao nhất lên tới gần 70%.Các ngành tăng trưởng nhẹ trên dưới 10% là Real Estate (8%), Ecommerce (10%), Digital Bank (11.3%).
Fintech và AR, VR có dấu hiệu khá tốt khi đều đạt mức trên 30% trong đó Fintech là 27.5% và AR, VR là 38.7%.
AI cũng có sự tăng trưởng đều đặn qua các năm. Đặc biệt, Blockchain đánh dấu sự tăng trưởng lớn, ước tính có thể lên tới 68.4%.
Dự kiến tới 2026 có thể đạt tới 67.5 tỷ USD - Ảnh: Nguồn Quốc tế
Đây sẽ là cơ hội lớn cho công nghệ Blockchain được ứng dụng nhiều hơn và phát triển mạnh mẽ nhằm phù hợp với nhu cầu của thị trường. Blockchain nổi lên như một hiện tượng trong bức tranh tổng thể của nền kinh tế thế giới năm 2021. Trong năm qua, các chỉ số Blockchain trên thế giới đều tăng trưởng mạnh.
Với tính năng ưu việt, góp phần công khai, minh bạch, chống gian lận, hiện nhiều ngành, lĩnh vực đang ứng dụng công nghệ Blockchain này.
Điển hình như lĩnh vực thương mại điện tử, các vấn đề liên quan đến tính bảo mật, quản lý chuỗi cung ứng và quá trình vận chuyển hàng hoá đến người tiêu dùng đã tạo nên nhiều rào cản giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất. Tuy nhiên, Blockchain đã giúp giải quyết vấn đề đó bằng các hợp đồng thông minh (smart contract), tạo điều kiện cho các bên ký kết dễ dàng, tiết kiệm được chi phí nhờ lược bỏ được trung gian khi liên kết với các doanh nghiệp đa quốc gia.
Các hoạt động bên trong mạng blockchain được chia sẻ cho tất cả các bên, do đó loại bỏ sự tham gia của người trung gian hoặc bên thứ ba.
Một trong những nhược điểm lớn nhất khi giao dịch trên ngân hàng là nguy cơ dữ liệu bị đe dọa, phí giao dịch và tồn tại trung gian thứ 3. Thực tế hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều nhìn nhận ứng dụng công nghệ Blockchain như một sự thay đổi lớn, tạo sự minh bạch, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Đơn cử như các nước Thái Lan, Singapore đã dành nhiều kinh phí để đầu tư cho việc ứng dụng Blockchain vào các lĩnh vực như nông nghiệp.
Và với tham vọng sẽ sớm trở thành “Chính phủ Blockchain” trong tương lai gần, Ấn Độ cũng đang ứng dụng Blockchain trong lĩnh vực quản lý đất đai.
Ông Abhisit Vejjajiva, nguyên Thủ tướng Vương quốc Thái Lan thông báo về việc áp dụng công nghệ blockchain trong nông nghiệp của quốc gia này.
Xu hướng phát triển hiện nay trong Blockchain là công nghệ này nên được phân tán với mã nguồn khả dụng công khai (mã nguồn mở) hoặc tập trung (mã nguồn đóng) với mã nguồn riêng biệt do một tổ chức hoặc nhóm tổ chức quản lý.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm