Thị trường hàng hóa
Tuần này, Forrest Li - Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành của Shopee - đã gửi cho nhân viên một bản thông báo dài 1000 từ. Nội dung của bản thông báo đề cập đến các biện pháp cắt giảm chi phí quyết liệt mà công ty sẽ thực hiện.
Li viết trong bản thông báo: Mục tiêu số một của công ty trong 12-18 tháng tới là đạt được khả năng tự cung tự cấp. Công ty sẽ hạn chế chi phí của nhân viên, giới hạn tất cả các chuyến bay ở cấp độ phổ thông.
Bắt đầu vào tháng 3 năm nay, Shopee đã đóng cửa chi nhánh hoạt động ở Ấn Độ và Pháp, chỉ sau 5 tháng ra mắt tại hai quốc gia. Công ty đồng thời phải đối mặt với những thất bại trong kế hoạch mở rộng toàn cầu, bao gồm cả việc thâm nhập vào châu Âu và Mỹ Latinh.
Đến tháng 6, Shopee bắt đầu cắt giảm lực lượng lao động. Theo đó, ShopeePay và doanh nghiệp giao hàng thực phẩm ShopeeFood phải đối mặt với những đợt giảm quy mô đầu tiên.
Tháng 9 này, các cuộc họp cho biết về khả năng chi nhánh thương mại điện tử của Sea đóng cửa các chi nhánh ở Chile, Colombia và Mexico. Trong một bản ghi nhớ nội bộ, công ty thông báo sẽ duy trì hoạt động xuyên biên giới ở ba thị trường kể trên nhưng sẽ cắt giảm đội ngũ ở các nước. Điều này gây ảnh hưởng đến số lượng lớn nhân viên.
Brazil, nơi Shopee đang độc tôn vị thế nền tảng thương mại điện tử số một, không bị ảnh hưởng. Doanh thu quý II của Shopee tại Brazil, thị trường cốt lõi của công ty ở Mỹ Latinh, cũng tăng trưởng tốt với mức ghi nhận tăng hơn 270% so với một năm trước đó. Mỹ Latinh là khu vực quan trọng nhất của Sea sau Đông Nam Á, chiếm gần 19% doanh thu vào năm 2021.
Mới đây nhất, một bản ghi nhớ nội bộ khác từ công ty đã công bố: Sea Ltd đang chuẩn bị sa thải 3% nhân viên Shopee tại Indonesia. Quyết định này đưa ra giữa làn sóng cắt giảm việc làm quy mô lớn nhằm mục đích hạn chế thua lỗ và thu hút lại các nhà đầu tư. Thời gian tới, công ty dự định cung cấp các gói trợ cấp cho nhân viên khi cần thiết.
Ngay cả chi nhánh hoạt động của Shopee tại Trung Quốc cũng đã thông báo về một đợt sa thải. Tuy nhiên, việc sa thải không chỉ giới hạn ở riêng Shopee, ngay cả chi nhánh gaming của Sea là Garena, bộ phận có lợi nhuận cao nhất, cũng bị giảm số lượng nhân viên.
Tencent Holdings, nhà đầu tư lớn nhất của Shopee, cũng không thoát khỏi “cuộc suy thoái công nghệ” kể từ lần đầu tiên năm 2014. Tencent đã cắt giảm gần 5.500 nhân viên khỏi biên chế. Sau tất cả những gì đã nói và làm, Shopee đang chứng minh các biện pháp của mình hướng tới việc tránh rơi vào tình trạng suy thoái.
Mấu chốt dẫn đến quyết định cắt giảm nhân sự quyết liệt của Shopee được cho là nằm ở nội bộ công ty. Một số nhân viên Shopee tại Singapore đã xác nhận rằng kể từ tháng 3/2021, đội ngũ người Singapore của Shopee đã chuyển giao quyền lực cho đội ngũ người Trung Quốc. Hầu hết các dự án kỹ thuật của Shopee cũng được dời sang Thâm Quyến.
Chưa hết, đội ngũ quản lý của Shopee Singapore bị kiểm soát chủ yếu bởi các lãnh đạo người Trung Quốc. Khá nhiều lãnh đạo trong nhóm này đã chuyển sang các bộ phận khác hoặc từ chức.
Các nguồn tin tiết lộ rằng bên cạnh việc tuyển mộ các lãnh đạo, Shopee còn tìm cách thâu tóm các nghiên cứu viên tài năng từ các công ty internet lớn của Trung Quốc bằng những khoản lương cực cao. Một kỹ thuật viên có kinh nghiệm tại Alibaba thường nhận lương hàng năm từ 600.000 - 1,5 triệu nhân dân tệ, nhưng ở Shopee, họ nhận được đến 2,2 triệu nhân dân tệ (khoảng 7,3 tỷ đồng).
Năm 2021, gã khổng lồ mua sắm trực tuyến ghi nhận doanh thu cao ngất ngưởng khi thu về hơn 5 tỷ USD. Con số này cao hơn rất nhiều so với doanh thu một năm trước (2,2 tỷ USD). Bên cạnh đó, trong đợt chào hàng 11/11/2021, Shopee đã phá kỷ lục với hơn 2 tỷ mặt hàng được bán ra.
Trong khi đó, đối thủ Lazada của Alibaba cũng ghi nhận doanh thu tốt trong lễ hội mua sắm. Dẫu vậy, nền tảng này vẫn chưa thể sánh được với thành công của Shopee. Cứ theo đà phát triển này, ứng dụng thương mại điện tử của Sea thậm chí còn được dự đoán sẽ làm lu mờ Alibaba hùng mạnh trên thị trường quốc tế ngay trong năm nay.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm