Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
13:51 21/07/2022

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 19/7: Quản lý chặt chẽ giá cả, thị trường những tháng cuối năm

Bộ Công Thương có những giải pháp linh hoạt, kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn để đảm bảo nguồn cung thông suốt, đáp ứng đủ hàng hóa trong mọi tình huống.

Thông tin về việc Bộ Công Thương chủ động, tích cực theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu những tháng cuối năm được các tờ báo quan tâm.

Cụ thể, Báo điện tử Chính phủ có bài “Chính phủ yêu cầu quản lý chặt chẽ giá cả, thị trường những tháng cuối năm”.

Tác giả bài báo trích thông tin từ Nghị quyết số 85/NQ-CP về hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2022.

Theo đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương chủ động, tích cực theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu (xăng dầu, nguyên liệu phục vụ sản xuất...) để bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa trong nước.

Kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm theo quy định đối với các hành vi đầu cơ, găm hàng chờ nâng giá; điều hành giá xăng dầu chủ động, kịp thời, hiệu quả; tìm kiếm các nguồn cung xăng dầu có giá ưu đãi hơn; tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất xăng dầu để bảo đảm sản xuất, nguồn cung và dự trữ xăng dầu trong nước, bình ổn giá cả; chú trọng công tác thông tin tuyên truyền để tạo đồng thuận xã hội.

Bộ Công Thương chủ động, tích cực theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu những tháng cuối năm

Cũng liên quan đến vấn đề kiểm soát hàng hóa, Báo VietnamPlus của Thông tấn xã Việt Nam đăng bài “Lạm phát năm 2022: Giảm áp lực thị trường trước bão giá”.

Trong bài viết này có đề cập nội dung: Bộ Công Thương có những giải pháp linh hoạt, kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn để đảm bảo nguồn cung thông suốt, đáp ứng đủ hàng hóa trong mọi tình huống.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, cho biết, tới đây, Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với các bộ ngành, địa phương, Hiệp hội ngành hàng theo dõi sát diễn biến cung cầu để đề xuất giải pháp bảo đảm nguồn cung hàng hóa, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng gây tăng giá bất hợp lý.

Cũng cung cấp những giải pháp của Bộ Công Thương nhằm đảm báo cung hàng hóa trong mọi tình huống, Báo Người lao động đưa bài “Đau đầu ứng phó "bão giá".

Bài báo đã dẫn thông tin từ Bộ Công Thương, 6 tháng đầu năm 2022, nguồn cung hàng hóa tại thị trường trong nước, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nguyên nhiên liệu thiết yếu phục vụ sản xuất… luôn được bảo đảm, đáp ứng đủ nhu cầu. Tuy nhiên, giá hàng hóa chịu ảnh hưởng của mặt bằng giá hàng hóa trên thị trường thế giới nên có xu hướng tăng, nhất là nhóm năng lượng như xăng dầu.

Để bình ổn giá hàng hóa trong thời gian tới, Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến; bảo đảm đủ nguồn cung mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá. Bên cạnh đó, đẩy mạnh thương mại điện tử nhằm đa dạng hóa kênh cung ứng hàng hóa đến tay người tiêu dùng; phối hợp với các địa phương chủ động xây dựng phương án dự trữ hàng hóa, triển khai chương trình bình ổn thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trong những tháng cuối năm và dịp cao điểm Tết Nguyên đán.

“Quy định cửa hàng tiện lợi đón khách trong bán kính 500m để tiện lợi cho người dân” là bài viết đăng trên trang nhất Báo Công an nhân dân số ra sáng nay.

Tại tọa đàm về “Dự thảo Thông tư quy định về phát triển hạ tầng thương mại” do Báo Công Thương tổ chức chiều 18/7, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, Thông tư này đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến và nhận được nhiều góp ý trái chiều, nhất là quy định cửa hàng tiện lợi chỉ phục vụ khách hàng trong phạm vi 500m, gây lo ngại phát sinh thêm thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp bán lẻ…

Giải đáp về những ý kiến lo ngại quy định của dự thảo sẽ làm phát sinh thêm thủ tục hành chính, bà Lê Việt Nga khẳng định, Thông tư không làm phát sinh thêm thủ tục hành chính. Mục tiêu ban hành là để cơ quan quản lý địa phương phát triển hạ tầng thương mại hiện đại, quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý, hiệu quả.

Bộ Công Thương hết sức lắng nghe để điều chỉnh những văn bản phục vụ tốt nhất cho các doanh nghiệp, cho ngành bán lẻ, cũng như để hài hòa với việc tiếp tục phát triển những kênh thương mại truyền thống như chợ hay các cửa hàng tạp hóa tạo điều kiện cho người dân có được sinh kế của mình.

 

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm