Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
10:00 27/10/2022

Tài sản của các tỷ phú Việt biến động mạnh khi thị trường chứng khoán sụt giảm

Diễn biến kém tích cực của thị trường chứng khoán thời gian gần đây đã tác động đến khối tài sản ròng của hàng loạt những tỷ phú Việt Nam. Trong đó, tài sản của các tỷ phú Việt hầu hết đều giảm sâu, thậm chí có người bị giảm tới 50%.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/10, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mốc 997.70 điểm. Như vậy, chỉ số VN-Index đã chính thức “thủng” mốc 1.000 điểm tại kết phiên chiều qua và là điểm số thấp nhất trong vòng hơn 23 tháng kể từ ngày 20/11/2020. 

Kể từ đầu tháng 10, thị trường chứng khoán Việt Nam hầu hết giao dịch chìm trong sắc đỏ và trở thành thị trường có chỉ số giảm mạnh nhất thế giới. Chỉ trong vòng nửa năm, chỉ số chứng khoán VN-Index đã mất 500 điểm, xóa tan thành quả tích lũy của nhiều năm trước đây. 

Ảnh minh hoạ 

Những yếu tố như lãi suất ngân hàng, hoạt động của doanh nghiệp bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp... liên tục biến động khiến tâm lý bất an của nhà đầu tư càng dâng cao hơn. Hàng loạt cổ phiếu có vốn hóa lớn bị nhà đầu tư bán ra, kéo thị trường chứng khoán càng sụt giảm mạnh hơn.

Trước tình trạng thị trường chứng khoán liên tục suy yếu, khối tài sản của các tỷ phú Việt hầu hết đều ghi nhận giảm sâu, có người bốc hơi tới 50%. Vào đầu tháng 4/2022, Tạp chí Forbes (Mỹ) đã công bố danh sách 2.668 tỷ phú giàu nhất thế giới. Trong đó, Việt Nam có sự góp mặt của 7 tỷ phú với tổng tài sản ròng lên tới 21,3 tỷ USD.  

Các tỷ phú có tên trong danh sách gồm: Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng, Tổng giám đốc VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Masan Group Nguyễn Đăng Quang và Chủ tịch Thaco Group Trần Bá Dương. Và chủ tịch Novagroup Bùi Thành Nhơn, lần đầu xuất hiện trong danh sách của Forbes. 

Thời điểm đó, ông Phạm Nhật Vượng sở hữu tài sản 6,2 tỷ USD; bà Nguyễn Thị Phương Thảo với tài sản 3,1 tỷ USD; ông Trần Bá Dương sở hữu 1,6 tỷ USD; ông Hồ Hùng Anh sở hữu 2,3 tỷ USD; chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang với 1,9 tỷ USD; tỷ phú thép Trần Đình Long 3,2 tỷ USD; chủ tịch Novagroup Bùi Thành Nhơn nắm giữ 2,9 tỷ USD. Nhưng hiện tại, quy mô tài sản những tỷ phú này thu hẹp còn tổng cộng 15,8 tỷ USD, tương đương mức thiệt hại 25,4%. 

Cụ thể, tính đến 9h ngày 25/10, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang ở ngưỡng 4,2 tỷ USD; ông Bùi Thành Nhơn 2,5 tỷ USD; bà Nguyễn Thị Phương Thảo ở ngưỡng 2,2 tỷ USD; ông Trần Đình Long là 1,3 tỷ USD; ông Trần Bá Dương và gia đình giảm nhẹ 0,1 tỷ USD xuống còn 1,4 tỷ USD; ông Hồ Hùng Anh còn 1,2 tỷ USD; ông Nguyễn Đăng Quang đang sở hữu 1,1 tỷ USD. Nếu so với đầu tháng 10, khối tài sản của ông Bùi Thành Nhơn biến động mạnh nhất khi giảm 0,5 tỷ USD, xuống còn 2,5 tỷ USD. 

Xét về giá trị sụt giảm sau nửa năm, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng ghi nhận mức giảm tài sản mạnh nhất, khoảng 2 tỷ USD, tương đương 32,2%, tài sản còn 4,2 tỷ USD so với mức 6,2 tỷ trước đó. Trên thị trường chứng khoán, giá trị cổ phiếu của ông Phạm Nhật Vượng nắm giữ cũng giảm hiện còn dưới 160.000 tỷ đồng, giảm 22% so với mức 205.000 tỷ đồng cuối 2021. 

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup. (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Xét về tỷ lệ sụt giảm, tài sản của tỷ phú Trần Đình Long lại có tỷ lệ thiệt hại lớn nhất, khoảng 50%. Trong vòng gần 7 tháng, tài sản của lãnh đạo tập đoàn Hòa Phát giảm từ 3,2 tỷ USD xuống 1,3 tỷ USD. 

Đồng thời, HPG - Cổ phiếu tập đoàn Hòa Phát đã đánh mất 55% thị giá so với đỉnh hồi cuối tháng 10 năm ngoái. Theo đó, vốn hóa thị trường theo đó bị thổi bay 140.400 tỷ đồng, xuống còn 114.800 tỷ đồng. 

Khối tài sản của các tỷ phú trên thế giới cũng bị biến động mạnh. Tính đến ngày 25/10, tỷ phú Elon Musk - người giàu nhất hành tinh đang sở hữu khối tài sản 212 tỷ USD (giảm 20 tỷ USD so với đầu tháng 10). 

Trong khi đó, khối tài sản của tỷ phú Jeff Bezos vẫn đang ghi nhận đà tăng ấn tượng nhất thời gian qua. Chỉ trong chưa đầy 1 tháng tài sản ròng của vị tỷ phú này tiếp tục tăng từ mức 139,3 tỷ USD lên 143,2 tỷ USD. Tỷ phú Larry Ellison cũng tăng mạnh từ 87,8 tỷ USD hồi đầu tháng 10 lên 96,9 tỷ USD. Tài sản của tỷ phú Bill Gates không có nhiều thay đổi, tăng nhẹ lên mức 103,4 tỷ USD…

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm