Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
18:25 01/01/2023

Trọng tâm của thị trường bất động sản Việt Nam 2023

Năm 2023, nhiệm vụ trọng tâm của thị trường bất động sản mà Bộ Xây dựng đặt ra là thúc đẩy đầu tư, phát triển nhà ở xã hội và nhà ở công nhân.

Đa số người dân khó mua nhà ở

Hiện nay, thị trường bất động sản đang trong thời điểm rất khó khăn, sức mua và thanh khoản giảm mạnh, thiếu dòng tiền; thiếu nguồn cung nhà ở đi liền với cơ cấu sản phẩm nhà ở không hợp lý, thiếu nhà ở giá vừa túi tiền, nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân, thừa nhà ở cao cấp; giá nhà tăng liên tục vượt quá khả năng tài chính của đa số người dân nên khó tạo lập được nhà ở.

Trước tình hình thị trường bất động sản nhiều biến động thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Tổ công tác tại Quyết định 1435/QĐ-TTg ngày 17/11/2022, do Bộ trưởng Bộ Xây dựng làm Tổ trưởng.

Tổ công tác có nhiệm vụ rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương, doanh nghiệp trong triển khai thực hiện các dự án bất động sản.

Phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ diễn ra sáng ngày 30/12, ông Vương Duy Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) đã chỉ ra 3 nhóm khó khăn chính của thị trường bất động sản hiện nay bao gồm: Các quy định pháp luật còn chồng chéo; trình tự triển khai thực hiện các dự án còn vướng nhiều rào cản; các dòng vốn đang gặp khó (nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn phát hành trái phiếu,...).

Trong đó, khó khăn nhất là trong thời gian ngắn doanh nghiệp cùng lúc gặp khó khăn về nguồn vốn tín dụng, trái phiếu.

Cùng một thời điểm, doanh phải đáo hạn tín dụng và trái phiếu. Việc này tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp bất động sản. Vì vậy, các doanh nghiệp dừng thực hiện dự án, nhiều nhà thầu cho công nhân nghỉ việc.

"Tổ công tác đề nghị địa phương giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn. Ngoài ra, chúng tôi kiến nghị Chính phủ làm việc với ngân hàng nới room tín dụng.

Thời gian qua, ngân hàng nhà nước nới room tín dụng 2% đã bước đầu việc này tạo thuận lợi bước đầu về khó khăn nguồn vốn. Bên cạnh đó, Thủ tướng chỉ đạo nghị định sửa đổi Nghị định 65 về trái phiếu doanh nghiệp", ông Sinh thông tin và cho biết các doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn bắt đầu được tháo gỡ.

 

Nhiệm vụ trọng tâm của thị trường bất động sản mà Bộ Xây dựng trong năm 2023 đặt ra là thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội và nhà ở công nhân.

Giá nhà sẽ giảm trong năm 2023?

Với Đề án 1 triệu nhà ở xã hội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh nhận định, Dự án gặp vướng mắc về số cơ chế chính sách, có những vướng mắc thuộc thẩm quyền chính phủ, liên quan đến vấn đề giao đất, lựa chọn đầu tư, ưu đãi, đối tượng thụ hưởng, vay vốn... Một số vướng mắc thuộc thẩm quyền Quốc hội. Những vướng mắc này, Bộ Xây dựng đề xuất sửa đổi trong Luật Nhà ở .

"Nhà ở xã hội quan trọng quỹ đất. Trước đây, theo quy định 20% đất làm nhà ở xã hội trong dự án sẽ hạn chế nguồn hạn chế quỹ đất. Chúng tôi đề xuất theo hướng giao cho UBND địa phương trong quá trình lập quy hoạch để bố trí đầu tư quỹ đất nhà ở xã hội. Như vậy sẽ tạo nguồn lực về đất đai", ông Sinh nói.

Thời gian tới, Bộ Xây dựng tiếp tục sửa đổi để giảm bớt thủ tục với dự án nhà ở xã hội, giá bán nhà ở xã hội đưa ra nhanh nhất.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng, dù giá nhà theo cung cầu thị trường nhưng đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân là giải pháp quan trọng, giúp tạo ra nguồn cung góp phần làm giảm giá nhà đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho nhiều lao động.

Dự báo về thị trường trong năm 2023, theo ông Vương Duy Dũng, với sự quyết liệt của Chính phủ, Tổ công tác của Thủ tướng, nhiều khó khăn, vướng mắc của thị trường đã được nhận diện và có giải pháp gỡ vướng trong thời gian qua.

Nhiều dự án sẽ được tháo gỡ nút thắt pháp lý, thị trường bất động sản sẽ phát triển ổn định trở lại và tốt hơn trong năm tới. Thị trường bất động sản sẽ ổn định và phát triển hơn.

Đặc biệt, nhiệm vụ trọng tâm của thị trường bất động sản mà Bộ Xây dựng trong năm 2023 đặt ra là thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội và nhà ở công nhân. Tới đây, Bộ sẽ tiếp tục tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, trong đó lập danh mục các dự án, rà soát quỹ đất, hoàn thiện thủ tục pháp lý, lựa chọn chủ đầu tư để thực hiện các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân khu công nghiệp, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ.

Bên cạnh đó, đảm bảo nguồn vốn tín dụng cho nhà ở xã hội; Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” sau khi được Thủ tướng phê duyệt.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, cả nước hiện đang triển khai 401 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, với quy mô xây dựng khoảng 434.000 căn hộ, nên từ nay đến năm 2025 chỉ cần xây dựng thêm khoảng 200.000 căn là đạt mục tiêu đề án đưa ra.

Đọc thêm

Xem thêm