Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
20:34 17/07/2022

Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm: 3 vấn đề phải đối mặt!

Các chuyên gia dự báo, 6 tháng cuối năm 2022, thị trường bất động sản sẽ diễn biến theo chiều hướng không mấy lạc quan với 3 vấn đề nổi cộm phải đối mặt.

 

Thời gian gần đây, nhiều khu vực thị trường bất động sản bắt đầu chững lại, thanh khoản khó. Nhiều đánh giá được đưa ra, bất động sản sẽ còn gặp nhiều thách thức trong 6 tháng cuối năm 2022. 
VNDirect Research nhận định, ngành bất động sản đang đối mặt với nhiều thách thức làm ảnh hưởng đến triển vọng ngành từ lãi suất tăng, ảnh hưởng đến quyết định mua nhà, như giá vật liệu tăng có thể làm tăng giá nhà ở, trong khi các chủ đầu tư gặp thách thức trong việc huy động vốn trong vài quý tới.
Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao Bộ phận Đầu tư Savills Việt Nam nhận định, trong thời gian 6 tháng cuối năm nay, thị trường sẽ phải đối mặt với 3 vấn đề, đó là nguồn cung ít, giá bán vẫn cao và tính thanh khoản chậm. Theo ông Khương, nguyên nhân khiến thị trường kém thanh khoản xuất phát từ việc quỹ đất hiện không phát triển được các dự án mới, gặp khó khăn và ách tắc về vấn đề pháp lý, cũng như nhà đầu tư đẩy lợi nhuận kỳ vọng lên quá cao.
“Các vấn đề này dẫn đến tính thanh khoản không có vì khả năng chi trả của người dân bị hạn chế. Tuy nhiên, so với năm 2002 và 2003 thì giao dịch vẫn nhiều hơn và đối với tháng 6, 7 hằng năm thì thanh khoản không cao, do đó cần lưu ý nhiều hơn. Và khi nguồn cung hạn chế, đó là lợi thế cho các đô thị xung quanh TP HCM, giao dịch thuận tiện hơn và tính thanh khoản có vì giá ở thị trường này vẫn mềm hơn”, ông Khương dự báo.
Cũng theo phân tích của vị chuyên gia này, trong thời gian tới, giá bán thị trường sơ cấp rất cao, nhưng thanh khoản ở thị trường thứ cấp lại chậm lại bởi các nhóm khách hàng mua để đầu tư luôn kỳ vọng biên độ lợi nhuận cao hơn các thời điểm trước. Do đó, sau khi đã giữ bất động sản trong bối cảnh nguồn cung hạn chế, việc đẩy giá thứ cấp trong thời gian tới là có nhưng tính thanh khoản lại rất thấp. Và đây cũng là điểm nghịch lý của thị trường lúc này.
Ông Khương nhận định, ở những thời điểm mà giá bất động sản tăng, nhiều người vẫn muốn mua vào, nhưng đối với các nhà đầu tư F2, F3, họ sẽ rất cân nhắc trước khi mua bất động sản nếu phải sử dụng các đòn bẩy tài chính. Đối người mua ở thực, giá thứ cấp cao sẽ là một trở ngại lớn, trong khi các nhà đầu tư thứ cấp không chịu hạ giá bán nên tỷ lệ lấp đầy sản phẩm bất động sản nhà ở trong 6 tháng cuối năm có khả năng sẽ thấp. Do đó, vị chuyên gia này cho rằng cần có bài toán về nguồn cung một cách lành mạnh để giá gia tăng nhưng thị trường vẫn phát triển một cách bền vững và không bị “sốt giá”...
TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế thì chỉ ra, theo quy luật của giá cả là nhiều người đổ vào đầu tư ngành nào thì giá trị sản phẩm của ngành đó tăng. Nhưng, nếu cung tăng cao trong khi cầu không có thì buộc giá hàng hóa phải giảm. Và đặt trong bối cảnh hiện tại, TS Đinh Thế Hiển cho rằng thị trường bất động sản đã đẩy cung ảo tăng lên nhiều lần so với nhu cầu thực sự của người đang mua bất động sản.
Vị chuyên gia này cũng thẳng thắn cho rằng, số lượng người mua bất động sản để đầu tư, lướt sóng, đầu cơ đang quá nhiều, nên đẩy giá nhà lên cao khiến người mua để ở không theo kịp. Bởi, khi bất động sản tăng giá liên tục trong nhiều năm, tại hầu hết phân khúc thì người ta mua nhà chủ yếu để chờ tăng giá, chứ không còn mua để chờ hiệu quả khai thác từ việc cho thuê, kinh doanh hay sản xuất.

Ông Võ Hồng Thắng, Trưởng phòng R&D DKRA Việt Nam đánh giá thị trường bất động sản vẫn có nhiều cơ hội, tiềm năng thúc đẩy phát triển. Tuy nhiên, thị trường bất động sản cũng sẽ đối mặt với nhiều thách thức. 
Cụ thể, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh kéo dài và ảnh hưởng đến tình hình chung của thế giới. Xung đột địa chính trị trong thời gian gần đây cũng đã tác động đến giá dầu toàn thế giới và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đà phục hồi của thị trường. Nhiều tổ chức tài chính thế giới dự báo tăng trưởng trong năm 2022.
Ông Thắng đánh giá, việc Nhà nước rà soát lại việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản cũng sẽ tác động đến thị trường này. Đặc biệt là việc tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp bất động sản.
Mặt khác, những nút thắt pháp lý, cấp phép dự án mới chưa được tháo gỡ, kéo dài thời gian triển khai dự án, làm tăng chi phí hồ sơ thủ tục, tăng chi phí để phát triển dự án.
Sự phục hồi không đồng đều ở các phân khúc, trong quý I/2022, đối với bất động sản nhà ở, ngoài phân khúc đất nền có ghi nhận nguồn cung và lượng tiêu thụ mới tăng, các phân khúc còn lại như căn hộ và nhà phố/biệt thự giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2021. 
Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác như: “Tâm lý lướt sóng của nhà đầu tư, mức giá tăng nhanh, vượt quá khả năng của những người lao động, những dự án nhỏ lẻ manh mún thiếu đồng bộ, thiếu liên kết và tính bổ trợ làm cho quy hoạch tổng thể bị phá nát, tình trạng sốt đất ảo khi có một thông tin nào đó được đưa ra hoặc thị trường sốt nóng rồi lại nguội lạnh…”.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm