Thị trường hàng hóa
Khách hàng cũ hay còn được gọi là khách hàng trung thành là nhóm khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn và đã có sự đánh giá, trải nghiệm trực tiếp dành cho sản phẩm. Nếu khách hàng thường xuyên quay lại mua tiếp sản phẩm/dịch vụ của bạn, điều này cho thấy chất lượng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn đang tạo được lòng tin cho khách hàng. Ngược lại, nếu khách hàng bỏ đi sau một lần sử dụng thì chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp bạn đang không tốt. Và cũng có rất nhiều khách hàng cũ “quay lưng” chỉ vì: doanh nghiệp đang không biết cách chăm sóc khách hàng.
Luôn luôn lắng nghe những ý kiến phản hồi từ khách hàng
Đây là cách tốt nhất để tạo mối quan hệ với khách hàng, từ đó biến họ trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp. Khi bán hàng, không chỉ giao hàng và nhận tiền là đã hoàn tất nghĩa vụ của mình, bạn còn cần phải quan tâm và lắng nghe những ý kiến phản hồi từ khách hàng. Nếu bỏ qua những phản hồi này sẽ khiến khách hàng cảm thấy khó chịu, và đó là nguyên nhân chính dẫn tới việc họ tìm đến những thương hiệu khác.
Khách hàng cũ là một nguồn đem lại lợi nhuận rất lớn cho doanh nghiệp. Bạn không cần bỏ quá nhiều chi phí vào việc tiếp cận họ, vì thế có thể nói một khách hàng cũ sẽ mang lại lợi nhuận nhiều hơn, giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí không nhỏ cho việc xây dựng thương hiệu, tiếp thị, tìm kiếm khách hàng. Để mất khách hàng trung thành chính là bạn tự đạp đổ chén cơm của mình.
Nếu khách hàng cũ nhận thấy được lợi ích khi gắn bó lâu dài với doanh nghiệp của bạn. Như làm thẻ hội viên, tích điểm đổi quà, tặng quà tri ân khi nhân những dịp kỷ niệm đặc biệt… Hãy cho khách hàng thấy đươc sự trân trọng những đóng góp của họ cho việc phát triển công ty của bạn. Quà không cần quá quan trọng về vật chất, nhưng phải luôn đúng lúc, đúng người, đúng thời điểm.
Mạng xã hội là một công cụ rất tốt để nuôi dưỡng mối quan hệ của bạn và khách hàng. Những người chọn “like” hoặc “follow” trang của cửa hàng bạn thường là những người quan tâm đến các sản phẩm của bạn. Họ muốn được nghe nhiều hơn về thông tin sản phẩm, chính sách giảm giá… Vì vậy, bạn phải sử dụng các kênh này thường xuyên hơn để giữ kết nối của bạn với khách hàng đồng thời giúp giữ chân khách hàng cũ tiếp tục mua hàng từ bạn.
Tuy nhiên Facebook chỉ gửi bài đăng của bạn đến 5%-10% tổng số “fan” của bạn. Điều này có nghĩa là bạn cần phải đăng bài thường xuyên hơn để đảm bảo tất cả khách hàng của bạn đều nhận được những thông tin mới nhất về sản phẩm hay về cửa hàng của bạn.
Với thị trường xuất hiện hàng loạt doanh nghiệp cùng kinh doanh một mặt hàng thì theo đó mà khách hàng cũng sẽ có nhiều sự lựa chọn. Nhưng khi họ sẵn sàng quay trở lại dùng sản phẩm bạn cung cấp thì chắc chắn họ đang hài lòng với nó. Do đó hãy luôn giữ cho chất lượng cũng như dịch vụ của bạn nhất quán trước sau, tạo được sự tin tưởng nơi khách hàng.
Đối thủ cũng là một yếu tố cần phải xem xét khi lên chiến lược giữ chân khách hàng. Nếu như doanh số của bạn đột nhiên tụt giảm mà không phải do các yếu tố bên trong doanh nghiệp thì nên kiểm tra xem các đối thủ cạnh tranh của bạn. Với việc cạnh tranh ngày càng gay gắt, thương trường như chiến trường thì không ai đảm bảo hôm nay bạn thành công thì ngày mai cũng vậy. Vì vậy, xem xét các chiến lược của đối thủ để thay đổi cách giữ chân khách hàng phù hợp, hạn chế thất bại.
Bạn đừng chỉ đăm đăm chú ý đến những gì mình có mà bỏ qua những đối thủ ngoài kia. Thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt và các đối thủ của bạn có thể thừa sức tạo ra những cú đột phá. Chính vì vậy, hãy xem xét chiến lược của đối thủ để có được sự thay đổi và ứng biến phù hợp trong việc giữ chân người mua hàng.
Mỗi doanh nghiệp đều sẽ có những chiến lược khác nhau để tạo niềm tin tưởng cho khách hàng và giữ chân khách hàng ở lại lâu nhất với mình. Nhưng dù là chiến lược nào thì mục đích cuối cùng mà các doanh nghiệp hướng tới đều là để khách hàng nhớ đến thương hiệu doanh nghiệp, liên hệ ngay với bạn khi họ có nhu cầu. Đây chính là thành công của người bán hàng. Khách hàng cũ nếu được chăm sóc tốt họ trở thành khách hàng trung thành với công ty của bạn, đây chính là nhóm khách hàng quan trọng quyết định đến tính bền vững của doanh nghiệp bạn.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm