Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
14:38 05/07/2022

Träumerei – “Khúc mộng tưởng” và hoài niệm lãng mạn của Robert Schumann

Träumerei (Khúc mộng tưởng) thể hiện trí tưởng tượng âm nhạc đỉnh cao của người sáng tạo. Sự trong trẻo đầy chất thơ, du lượn qua khoảnh khắc sâu lắng và đẹp đẽ, khiến Träumerei trở thành một trong những tác phẩm âm nhạc cổ điển nổi tiếng nhất mọi thời đại.

Chủ nghĩa lãng mạn Đức thế kỷ 19 là cái nôi sinh ra khí chất của Robert Schumann (08/06/1810 – 29/07/1856), nhà soạn nhạc thiên tài, người theo đuổi ý nghĩa đích thực của chủ nghĩa lãng mạn. Và ngược lại, thế hệ âm nhạc bậc thầy Schumann đầy kỳ ảo và cảm hứng đã góp phần dẫn dắt và ảnh hưởng đến xu hướng âm nhạc của thế kỷ.

Phần lớn âm nhạc cổ điển bị ràng buộc dưới những hình thức những giao hưởng phức tạp, các bản hòa tấu hào nhoáng và các vở opera hoành tráng. Nhưng thực tế có rất nhiều khoảnh khắc sâu sắc và đẹp đẽ trong âm nhạc cổ điển được thể hiện bằng những hình thức nhỏ, nhẹ nhàng và cực kỳ chậm rãi. Tiêu biểu trong số đó là Träumerei đến từ Kinderszenen.

Kinderszenen (Cảnh thời thơ ấu), được Schumann hoàn thành vào năm 1838 với 13 đoạn, là tác phẩm yêu thích của ông miêu tả về “tuổi trẻ thơ trong góc nhìn hoài niệm của người lớn”, hay những cảm hứng chiết lọc từ dòng chảy ký ức Schumann về thời thơ ấu của cô vợ xinh đẹp Clara. Bản Träumerei ở cung Fa trưởng, đoạn số 7, là đoạn dài nhất với thời lượng khoảng 3 phút.

Câu chuyện kể rằng, tháng 3 năm 1938, Schumann viết thư cho vị hôn thê Clara, nữ nghệ sĩ dương cầm đang đi lưu diễn: "Anh đã chờ đợi lá thư của em, và trong lúc chờ đợi đó anh đã lấp đầy trang giấy những đoạn nhạc.... Em từng nói rằng anh thường giống như đứa trẻ, nên anh đột nhiên dấy lên cảm hứng và viết ra khoảng 30 đoạn kỳ lạ... Em sẽ thích chúng, mặc dù có lẽ em cần phải mất kha khá công phu để có thể chơi một cách điêu luyện."

Kinderszenen là sự tưởng nhớ cảm động về những ký ức và cảm xúc phổ quát vĩnh cửu của thời thơ ấu từ góc nhìn của người lớn đầy hoài niệm. Träumerei, với những hợp âm tròn trịa và chất thơ êm đềm, là đoạn tuyệt vời và quyến rũ nhất trong số đó.

Giai điệu quyến rũ và sức mạnh tĩnh lặng của Träumerei đã khiến nhiều thế hệ nghệ sĩ dương cầm nhớ đến, những người mong muốn làm dịu thính giả sau một chuỗi dài các bản tấu sôi động. Du dương và đơn giản, bản nhạc này chỉ "phức tạp" trong cấu trúc hài hòa của nó.

Traumerei đều hay dù được thể hiện qua piano hay violon. Nhiều nghệ sỹ tài danh đã phát biểu rằng: Schumann muốn bộc lộ những cảm xúc lớn thông qua những câu nhạc chậm, chậm như một giấc mơ đẹp giữa ban ngày, khiến ta cứ muốn níu kéo, hoài vương vấn.

Từng câu trong bản nhạc đặt mọi thứ vào một khoảnh khắc rất riêng. Có người nói: Đây như một sự hồi tưởng về một thời thơ ấu tuyệt đẹp, có những cánh rừng, dòng suối, một ngôi nhà nhỏ, nơi một đứa trẻ được sinh ra lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ.

Thật khó đọc được hết suy nghĩ của Schumann, đó cũng chính là tính bác học hàn lâm của nhạc cổ điển. Song ai cũng thấy được sự tinh tế thẩm mỹ, những khoảnh khắc cảm xúc đầy da diết, của một sự hoàn hảo của những hợp âm chậm rãi đầy rạng rỡ.

NB Hoàng Phương

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đọc thêm

Xem thêm