Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
11:13 30/11/2022

Tranh sơn mài của danh họa Nguyễn Khang bán giá 10 tỷ đồng

Bức sơn mài "La famille de bergers" của danh họa Nguyễn Khang được bán với giá 10 tỷ đồng, tại phiên đấu giá "Nghệ thuật châu Á - tác phẩm quan trọng".

Phiên đấu giá diễn ra vào tối 28/11 (giờ Hà Nội). Bức sơn mài "La famille de bergers" (Gia đình mục đồng) thuộc lô thứ bảy trong phiên đấu giá "Nghệ thuật châu Á - tác phẩm quan trọng" của nhà Aguttes.

Sau hơn ba phút với 15 lần nâng giá, tranh được gõ búa ở mức 390.000 euro (10 tỷ đồng), chưa bao gồm thuế phí. Chủ nhân có mặt trực tiếp tại nơi đấu giá.

Bức "La famille de bergers". Ảnh: Aguttes

"La famille de bergers" là bức tranh sơn mài ba tấm với tổng kích thước 61x183 cm, có chữ ký họa sĩ và mốc thời gian ở phía dưới bên phải. Bức tranh mô tả khung cảnh năm con ngựa trên cánh đồng đầy cỏ lau. Người đàn ông phía trái đang gánh hai chiếc giỏ, góc phải hai người đang ngồi.

Ngoài các kỹ thuật sơn mài truyền thống, danh họa Nguyễn Khang còn chạm khắc, rắc bột vàng lên các hình khắc chìm rồi mài nhiều lần. Màu vàng không chỉ tô điểm cho những chiếc giỏ mây mà còn khắc họa đàn cá đang bơi lội dưới hồ và mặt nước chuyển động. Sự tương phản của sắc đỏ cam, bạc được tôn lên trên lớp nền đen bóng.

Nhà Aguttes đánh giá, "La famille de bergers" toát lên sự bình yên và cảm xúc dịu dàng. Được hoàn thành ba năm trước ngày mất của họa sĩ, tác phẩm là minh chứng cho trình độ điêu luyện của ông, cả về kỹ thuật và mỹ thuật.

Họa sĩ Nguyễn Khang sinh năm 1912 tại Hà Nội. Năm 19 tuổi, ông đỗ đầu khóa 6 (1930-1935) vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Nguyễn Khang được cho là người đưa sơn mài cổ truyền vào nghệ thuật hội họa Việt Nam “một cách tự tin và sáng chói”. Các tác phẩm của ông phần lớn bằng chất liệu sơn mài hoặc sơn mài khắc.

Ông đã viết tự thuật: “Tôi đã mầy mò nhiều ngày nghiên cứu, thử nghiệm bằng cách đem rây nhỏ vàng, bạc thành bụi bột, đem rắc chìm vào màu sơn, lại phủ kín rồi lại mài… để cố tạo nên độ đậm nhạt, sáng tối, lộng lẫy và sâu thẳm… cũng từ đó mở đường cho nghệ thuật sơn mài tiếp tục phát triển đến kết quả ngày nay…”

Họa sĩ Nguyễn Khang sáng tác không nhiều, chỉ khoảng 40 tác phẩm, chủ yếu khổ lớn, nhưng các tác phẩm của ông luôn được thể hiện tinh tế, giàu tính thẩm mỹ, chan chứa tình cảm với cuộc sống và con người đất Việt.

Một số tác phẩm của Họa sĩ Nguyễn Khang. Nguồn: TL

Đánh cá đêm trăng - 1943
Hành quân qua suối - 1962, sơn mài
Hòa bình và hữu nghị - 1958, sơn mài

Nguyễn Khang mất năm 1989 tại TP Hồ Chí Minh. Năm 2000, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho chùm tác phẩm Đánh cá đêm trăng (năm 1943), Hòa bình và hữu nghị (năm 1958), Hành quân qua suối (năm 1962) và Gia đình mục đồng (năm 1985).

Hội đồng Giải thưởng Hồ Chí Minh đã nhận xét: Tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Khang là những tranh sơn mài xuất sắc, có vẻ đẹp tinh tế và sâu sắc, biểu đạt những ý tưởng tốt đẹp của họa sĩ về đất nước và kháng chiến, ông nghiên cứu sâu sắc về nghệ thuật trang trí, có công lớn trong việc đào tạo và xây dựng ngành Mỹ thuật công nghiệp ở Việt Nam.

Đọc thêm

Xem thêm