Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
21:12 07/07/2022

Thị trường lao động phục hồi, thu nhập tăng mạnh sau đại dịch Covid 19

Hậu Covid-19, nền kinh tế trên đà phục hồi nhanh chóng. Thu nhập bình quân của người lao động tăng gần 1,1 triệu đồng/tháng.

Thị trường lao động việc làm duy trì đà phục hồi

Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, sau khi Chính phủ đẩy mạnh thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, tình hình kinh tế - xã hội quý II có nhiều khởi sắc. Cụ thể, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2022 ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,02%, đóng góp 4,56% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,87%, đóng góp 46,85%; khu vực dịch vụ tăng 8,56%, đóng góp 48,59%.  

Bên cạnh đó, thị trường lao động việc làm của Việt Nam quý II/2022 duy trì đà phục hồi. Lực lượng lao động, số người có việc làm quý II/2022, thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động giảm đáng kể.

Lực lượng lao động tăng

Số liệu từ Báo cáo tình hình lao động việc làm quý II và 6 tháng đầu năm cho thấy, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý II năm 2022 là 51,6 triệu người. Con số này tăng hơn 0,4 triệu người so với quý trước và tăng gần 0,6 triệu người so với cùng kỳ năm trước. 

Lực lượng lao động theo quý giai đoạn 2020-2022. (Ảnh: gso.gov.vn)

So với quý trước, lực lượng lao động ở cả hai khu vực nông thôn và thành thị đều tăng, tương ứng tăng 0,3 triệu người và 0,1 triệu người, lực lượng lao động nữ tăng nhiều hơn so với lực lượng lao động nam. So với cùng kỳ năm trước, lực lượng lao động tăng ở khu vực thành thị, tăng 0,6 triệu người và giảm nhẹ ở nông thôn 0,06 triệu người.

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý II năm 2022 là 68,5%. Cụ thể, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động khu vực thành thị là 66,1%, trong khi đó tỷ lệ này ở nông thôn là 70,1%.

Xem xét theo nhóm tuổi, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn ở các nhóm tuổi rất trẻ và nhóm tuổi già, trong đó chênh lệch nhiều nhất được ghi nhận ở nhóm từ 15-24 tuổi và nhóm 55 tuổi trở lên. Điều này cho thấy, người dân tại khu vực nông thôn gia nhập thị trường lao động sớm hơn và rời bỏ thị trường muộn hơn khá nhiều so với khu vực thành thị. Đây là đặc điểm điển hình của thị trường lao động với cơ cấu lao động tham gia ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao.

Số người có việc làm trong ngành dịch vụ tăng mạnh

Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động theo quý, 2020-2022. (Ảnh: gso.gov.vn)

Cùng với việc gia tăng tỷ lệ người trong độ tuổi lao động, số lao động 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý II năm 2022 là 50,5 triệu người, tăng 504,6 nghìn người, tương ứng tăng 1,01% so với quý trước và tăng 701,8 nghìn người, tương ứng 1,41% so với cùng kỳ năm trước. Lao động có việc làm trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản là 13,9 triệu người, tăng 138,0 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Khu vực công nghiệp và xây dựng có 16,8 triệu người đang làm việc. Đáng chú ý, lao động có việc làm trong ngành dịch vụ là 19,8 triệu người, tăng 429,8 nghìn người so với quý trước và tăng 353,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. 

Tỷ lệ thiếu việc làm và thu nhập bình quân được cải thiện 

Tổng cục Thống kê nhận định việc thực hiện chương trình phục hồi kinh tế-xã hội theo các giải pháp cụ thể như hỗ trợ người lao động quay trở lại thị trường lao động, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp,... được triển khai đồng bộ góp phần giảm số người thiếu việc làm. Cụ thể, số người thiếu việc làm trong độ tuổi quý II năm 2022 là khoảng 881,8 nghìn người, giảm 447,1 nghìn người so với quý trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý II năm 2022 là 1,96%, giảm 1,05 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,64 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Thu nhập bình quân tháng của lao động quý I, II, giai đoạn 2019-2022. (Ảnh: gso.gov.vn)

Không chỉ có tín hiệu tích cực về số lao động có việc làm, thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý II đang được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân tháng của người lao động quý II là 6,6 triệu đồng, tăng 206 nghìn đồng so với quý trước và tăng 542 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.

Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao gấp 1,34 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ. Thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị cao gấp 1,38 lần khu vực nông thôn. So với cùng kỳ năm 2020 khi dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, thu nhập bình quân của người lao động đã tăng 19,7%, tương ứng tăng gần 1,1 triệu đồng.

Giải pháp trong thời gian tới 

Những dấu hiệu tích cực trên khẳng định sự tăng trưởng và phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch. Đời sống của người lao động đang dần trở lại trạng thái bình thường như trước khi dịch Covid-19 xuất hiện. Tuy vậy, trong thời gian tới, thị trường lao động Việt Nam vẫn có thể đối mặt với nhiều khó khăn thách thức do chịu áp lực tăng giá xăng và một số mặt hàng thiết yếu từ cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine.

Trước tình hình đó, Tổng cục Thống kê đề xuất một số giải pháp như cả nước tiếp tục nhất quán phương châm "Thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch Covid-19", tuyệt đối không chủ quan, lơ là khi tình hình dịch bệnh còn có thể diễn biến phức tạp. Các cơ quan quản lý cần sẵn sàng các kịch bản đối phó với các biến thể mới của dịch dự kiến sẽ có thể xâm nhập vào Việt Nam trong thời gian tới.

Đồng thời, Chính phủ cần thực hiện các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô, sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khoá nhằm kiểm soát lạm phát, hạ nhiệt giá xăng dầu để ổn định an sinh xã hội, góp phần ổn định cuộc sống của người lao động, đặc biệt những người chịu nhiều tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.

Đọc thêm

Xem thêm