Thị trường hàng hóa
Theo đó, các hoạt động được tổ chức vào nhiều thời điểm trong năm, trong đó tập trung cao điểm từ ngày 23/11 đến 4/12 ở Khu phố cổ. Cùng với các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các giá trị Di sản văn hóa, khẳng định vai trò của Di sản văn hóa đối với sự phát triển của thành phố.
Dịp này, TP Hội An còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa như Diễu hành chào mừng 25 năm ngày Đô thị cổ Hội An được công nhận Di sản văn hóa thế giới; Tọa đàm "Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An" và "Những dấu ấn trên chặng đường bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Đô thị cổ Hội An"; xuất bản tập thông tin nghiên cứu chuyên đề 25 năm bảo tồn di sản; triển lãm "Di sản Hội An qua tranh" của họa sĩ Lưu Công Nhân; trưng bày ảnh về các chủ đề "Hội An qua góc nhìn mắt cửa", Hội An và hoạt động "Tìm hiểu Di tích qua trang sách", "Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An - 25 năm bảo tồn và phát huy".
Đồng thời, tổ chức hội thi "Chúng em với di sản", giải việt dã "Vì di sản văn hóa thế giới - Hội An 2024", xây dựng và công bố tuyến phố văn minh thương mại, khai trương Bảo tàng Thổ sản.
Đặc biệt, TP Hội An sẽ miễn vé tham quan Khu phố cổ Hội An vào ngày 4/12 cho du khách. Thông qua các hoạt động này nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản Văn hóa thế giới Hội An, đồng thời tiếp tục quảng bá điểm đến Hội An đến du khách trong nước và quốc tế.
Được biết, Phố cổ Hội An được Bộ Văn hóa cấp Bằng Di tích Lịch sử-Văn hóa cấp quốc gia vào tháng 3/1985; Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào tháng 12/1999; Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng công nhận Di tích cấp quốc gia đặc biệt vào đợt 1 (tháng 8/2009).
Tổ chức UNESCO khi vinh danh Hội An vào Di sản Văn hóa thế giới ngày 4/12/1999 nhận định: “Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế; là một điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn tốt. Nét độc đáo của đô thị lịch sử, văn hóa Hội An hay đô thị sinh thái Hội An chính là phải hiểu theo góc độ sinh thái-nhân văn”.
Trải qua 25 năm, Hội An đã khẳng định được vị thế trong bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới, được ví như một “bảo tàng sống - bảo tàng về lịch sử kiến trúc, dân cư đô thị”, đã trở thành nguồn tài nguyên, nguồn động lực quan trọng, có tính quyết định, đưa kinh tế, văn hóa, xã hội thành phố phát triển vượt bậc.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm