Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
20:45 17/07/2022

Người Nhật biến cánh đồng thành những tác phẩm nghệ thuật

Người Nhật biến những cánh đồng truyền thống thành các tác phẩm nghệ thuật rất hấp dẫn, thu hút du khách thập phương. Đó là một trong nhiều phát minh đáng học, giúp cuộc sống thay đổi theo chiều tích cực hơn.

Biến cánh đồng lúa thành điểm du lịch hấp dẫn

Thông thường, nông nghiệp là nghề đơn điệu, nhàm chán nhưng tại Nhật Bản người ta lại biến những chân ruộng truyền thống này thành những tác phẩm nghệ thuật rất hấp dẫn, thu hút du khách thập phương.

Nghệ thuật vẽ tranh trên đồng ruộng được người Nhật gọi là Tanbo Ato, tạo ra những bức tranh hoặc chữ trên đồng ruộng, không khác gì tranh vẽ trên giấy, mang đậm màu sắc văn hóa sáng tạo của người Nhật. Nghệ thuật vẽ tranh Tanbo Ato có nguồn gốc từ tỉnh Aomori. Vào năm 1993, trong một dự án khôi phục khu vực, người dân làng Inakadate phát hiện ra nơi họ đang sống đã có lịch sử trồng lúa hơn 2.000 năm. Để tôn vinh nghề nông này, người dân ở đây đã nảy ra ý tưởng làm một bức tranh trên ruộng lúa. Dự án có khoảng 1.300 tình nguyện viên tham gia trồng các loại lúa khác nhau theo một thiết kế phức tạp. Khi mùa hè đến, công việc chăm chỉ của họ nở rộ, thu hút hàng nghìn khách du lịch đến đây.

Để tạo ra những bức họa này, người dân ở đây đã sử dụng 4 giống lúa từ truyền thống đến hiện đại rồi thực hiện canh tác để tạo ra một bức tranh khổng lồ. Do không thể nhìn thấy bức tranh ở tầm nhìn thấp mà người dân đã dựng một tháp cao 22m của làng để mọi người có thể chiêm ngưỡng bức tranh một cách toàn diện. Nghệ thuật Tambo Ato ở Inakadate chỉ đơn giản là để tôn vinh lịch sử trồng lúa của khu vực, nhưng khi hình thức nghệ thuật này phát triển nó lại mang đến nhiều lợi ích và giá trị khác, nhất là kích cầu du lịch và quảng bá hình ảnh của tỉnh lên tầm cao mới.

Du khách thập phương muốn tận mắt nhìn thấy những bức tranh độc đáo. Họ không chỉ xem tranh mà còn kết hợp du lịch. Các tác phẩm này mang nội dung phong phú, tôn kính điện ảnh và văn học phương Tây. Đề cập tới nội dung của phim Cuốn theo chiều gió, Kỳ nghỉ La Mã và Chiến tranh giữa các vì sao cũng như nhiều mô tả về các nhân vật và diễn viên thần thoại Nhật Bản được đề cập trong các chương trình truyền Nhật Bản. Du lịch còn thu về giá trị kinh tế từ việc thúc đẩy sản lượng gạo bán ra hàng năm.

Cánh đồng ở Nhật
Những tác phẩm nghệ thuật Ambo Tabo trên đồng ruộng ở Inakadate, miền bắc Nhật Bản (Nguồn: Mymodernme)

Hầm trú ẩn hạt nhân mini trong nhà

Mô hình hầm trú ẩn hạt nhân WNIshelter của Kakushelter (Nguồn: WNIshelter)

Chúng ta thường nghe thấy nói đến những căn hầm trú ẩn kiên cố, được xây trong lòng đất hay ngầm núi để bảo vệ các chính khách VIP, hay giới nhà giàu nhằm sống sót trong trường hợp có chiến tranh hạt nhân xảy ra. Tuy nhiên, người Nhật hiện nay lại có cách làm mới, xây dựng ngay trong nhà để bảo vệ an toàn cho các thành viên trong gia đình.

Theo trang tin Chuyện lạ xứ người Mỹ (ODC), Kakushelter, một công ty của Nhật vừa trình làng mô hình hầm trú ẩn mini mới bằng kim loại, có tên WNIshelter. WNIshelter có thể đặt ngay trong phòng khách, trong vườn, hay bất cứ nơi nào trong khuôn viên gia đình với sức chứa tối đa 7 người.

Theo ODC, ý tưởng trên tuy không mới, nhưng nó lại thu hút sự chú ý của cộng đồng do chiến sự xảy ra tại Ukraine gia tăng, đặc biệt là nỗi lo về một cuộc tấn công vũ trang có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trên thế giới. WNIshelter nặng 580 tấn, có vỏ bằng thép dày 45cm, có thể chống nổ, chống va đập và cách nhiệt hoàn hảo. Tuy kiên cố, nhưng bên trong lại rất tiện nghi, có thể đáp ứng điều kiện sống trong thời gian lên tới hàng năm với máy điều hòa không khí, TV, tủ lạnh, ghế nằm, và nhiều thiết bị điện tử cơ bản khác.

Về cấu trúc Kakushelter cho hay, WNIshelter có thể chịu được áp suất không khí lên tới 1,07 at trong thời gian từ 6,5 - 17 giây. Từ đó, có thể ngăn chặn 100% các hợp chất phóng xạ và các chất gây ô nhiễm khác xâm nhập. Chưa hết, hệ thống lọc Rainbow 72R của WNIshelter được cho là có thể loại bỏ 99,995% các chất độc hạicó trong không khí thâm nhập vào trong.

Công nghệ nuôi trẻ độc lạ “Child tech”

Nhằm giảm thiểu tình trạng ngại sinh con của giới trẻ, Bộ Công nghiệp Nhật Bản và chính quyền thành phố Odawara, tỉnh Kanagawa vừa khởi động một dự án lạ, khuyến khích người dân dùng thử miễn phí sản phẩm và dịch vụ có tên ‘Child tech’ để đánh giá hiệu quả trong ứng dụng thực tế khi nuôi dạy trẻ nhỏ.

Theo trang tin trực tuyến Nhật Mainichi (MJ) số ra trung tuần tháng 2-2022, “Child tech” hay “Babytech” (Công nghệ nuôi trẻ nhỏ) thực chất là công cụ giúp các bậc phụ huynh nuôi dạy trẻ thuận lợi hơn, bằng cách dùng các kiến ​​thức chuyên sâu mới nhất thông qua AI (trí thông minh nhân tạo). Cư dân Odawara được mượn một thiết bị AI có hình tròn cao 15cm để ru em bé ngủ và đối phó với chứng quấy khóc đêm… Thiết bị có nhiệm vụ phân tích tiếng khóc của trẻ, tìm ra các nguyên nhân khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, đồng thời, tạo ra âm thanh giúp trẻ đi vào giấc ngủ nhanh.

Theo MJ, hệ thống hiển thị 5 cảm giác là đói, buồn ngủ, khó chịu, bị xúc phạm và buồn chán - theo một định dạng tỷ lệ, tương tự như "65% buồn ngủ, 35% không thoải mái." Được phát triển bởi Công ty công nghệ trẻ em First-Ascent Inc. có trụ sở tại Tokyo, nó phát hiện trước tiếng khóc của hơn 200.000 trẻ sơ sinh từ 150 địa điểm quốc tế để hệ thống có thể cung cấp “điểm chuẩn” khi dùng. Ngoài ra, người dân cũng có thể dùng thử dịch vụ tư vấn trực tuyến, nhất là phụ nữ khi thai kỳ và cho con bú về cách sử dụng mọi thứ sao cho phù hợp.

Sản phẩm và dịch vụ Child tech đang được cư dân Odawara sử dụng (Nguồn: Ainenne)

Gậy hỗ trợ "chụp ảnh tự sướng"

Từ lâu, dư luận khá quen với thuật ngữ Selfie (chụp ảnh tự sướng), nhưng gốc rễ sâu xa của trào lưu selfie lại ít người hiểu rõ. Ảnh tự chụp hay là tự chụp ảnh chân dung, trong ngôn ngữ thông tục gọi đơn giản là "tự sướng" (selfie) là một từ vựng dùng để mô tả một bức ảnh kỹ thuật số tự chụp, thường được thực hiện bằng máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại thông minh hoặc webcam của các thiết bị điện tử di động. Có thể cầm trên tay hoặc được hỗ trợ bởi gậy hỗ trợ, sau đó được chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Twitter, Snapchat và Instagram.

Nguyên thủy nó có nguồn gốc sâu xa từ diễn đàn mạng ở Úc vào năm 2002 xuất phát từ một bức ảnh của người đàn ông đang say xỉn. Tuy không phải là một từ mới nhưng phải tới năm 2013, người ta mới biết tới từ này một cách rộng rãi. Từ này xuất hiện liên tục trên mạng Internet, đặc biệt là các trang mạng xã hội, trở thành một từ thông dụng và thời thượng.

Theo từ điển Oxford của Anh thì selfie được được chọn là từ của năm 2013. Thực tế thì cây gậy dùng hỗ trợ "chụp ảnh tự sướng" đã tồn tại lâu hơn chúng ta tưởng. Ngày và nơi xuất hiện của chiếc gậy tự sướng đầu tiên là một vấn đề gây tranh cãi, nhưng chiếc gậy tự sướng đầu tiên được cấp bằng sáng chế, được gọi là extender stick (gậy nối dài) ra đời tại Nhật Bản bởi Hiroshi Ueda và Yujiro Mima vào những năm 1980.

Theo trang ting công nghệ trực tuyến Mỹ Techtimes, lịch sử gậy Selfie được xem là “anh em cùng cha khác mẹ” với chiếc gương con người vẫn dùng. Mặc dù ban đầu, phát minh này nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng nó đã nhanh chóng trở nên phổ biến. Quay trở lại những năm 80, thời điểm trước khi điện thoại di động được sử dụng rộng rãi, bằng sáng chế đầu tiên cho gậy Selfie được đệ trình với tên gọi ban đầu là Telescopic extender for supporting compact camera (bộ mở rộng kính thiên văn để hỗ trợ máy ảnh nhỏ gọn). Nó được phát minh bởi Hiroshi Ueda và Yujiro Mima, bằng sáng chế được nộp vào năm 1984 dành cho tự chụp ảnh hiện đại. Điểm khác biệt chính là sản phẩm còn có gương để người dùng có thể nhìn thấy bản thân để trông ổn trước khi ghi hình.

 

Đọc thêm

Xem thêm