Thị trường hàng hóa
Theo đó, hệ thống tên lửa SLS mang theo tàu vũ trụ Orion của NASA trong sứ mệnh Mặt Trăng Artemis 1 đã không thể cất cánh vào lúc 8h33 ngày 29/8 theo giờ địa phương (19h33 giờ Hà Nội) như kế hoạch ban đầu. Lý do là một trong 4 động cơ chính quá nóng, buộc NASA phải tạm dừng đồng hồ đếm ngược trước kế hoạch phóng 40 phút để tìm cách làm mát động cơ. Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực khắc phục sự cố không thành công, các kỹ sư đã hết thời gian và không thể hoàn thành các công việc chuẩn bị cần thiết để khởi chạy Artemis 1 vào hôm nay. NASA đã chuẩn bị sẵn 2 ngày dự phòng để thực hiện vụ phóng, đó là vào ngày 2/9 hoặc ngày 5/9, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.
Trước đó, hàng chục nghìn người - bao gồm cả Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris - đã tập trung gần Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida để chờ đợi khoảnh khắc tên lửa của NASA khởi hành tới Mặt Trăng. “Sứ mệnh này mang theo hy vọng và ước mơ của rất nhiều người", quan chức của NASA Bill Nelson nói.
Sứ mệnh Artemis sẽ là chuyến bay lớn đầu tiên trong kế hoạch đầy tham vọng của NASA nhằm đưa người phụ nữ đầu tiên và người da màu đầu tiên lên bề mặt Mặt Trăng vào năm 2025. Mục tiêu của Artemis 1 là thử nghiệm xem tàu vũ trụ Orion có được phóng và quay trở lại Trái Đất an toàn hay không trước khi thực hiện chuyến bay với phi hành đoàn.
Nếu thành công, sứ mệnh Artemis sẽ chứng kiến sự trở lại của con người trên Mặt Trăng lần đầu tiên sau 50 năm. Kể từ chuyến bay Apollo 17 vào tháng 12/1972, chỉ có các tàu không người lái đến thám hiểm vệ tinh này.
Hệ thống tên lửa trong sứ mệnh Mặt Trăng Artemis 1 đã được phát triển trong khoảng 10 năm. Chuyến bay thử bị hoãn lại nhiều lần do chi phí vượt quá ngân sách. Theo ước tính của Hiệp hội Hành tinh, chi phí phát triển của chương trình đã tăng từ 7 tỷ USD ban đầu lên khoảng 23 tỷ USD.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm