Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
18:00 11/11/2022

Một công ty Việt thu hơn 10 tỷ đồng mỗi ngày từ bán hàng hiệu

Trong 9 tháng đầu năm, Tập đoàn Liên Thái Bình (IPPG) của ông "vua hàng hiệu" Johnathan Hạnh Nguyễn đạt doanh thu mảng thời trang 3.692 tỷ đồng, bình quân 13,5 tỷ mỗi ngày.

IPPG hiện thông qua 2 Công ty thành viên ACFC và DAFC đang làm phân phối độc quyền tại Việt Nam hơn 100 thương hiệu đẳng cấp thế giới như Rolex, Cartier, Dolce Gabbana, Nike, Mango… Mảng kinh doanh hàng hiệu này đóng góp hơn 35% doanh thu của cả tập đoàn, mỗi năm đều tăng trưởng mạnh trên 2 con số.  

Mới đây, ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn IPPG cho biết doanh thu mảng thời trang của tập đoàn đạt tới 3.692 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2022, tăng kỷ lục 97,8% so với cùng kỳ năm trước và đạt mức tăng 44,9% so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước đại dịch. 

Doanh thu thuần và tăng trưởng qua các năm của IPPG (Ảnh: IPP)

Tập đoàn này ghi nhận lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) đạt 492 tỷ đồng từ bán hàng hiệu, tăng gấp hơn hai lần so cùng kỳ 2019. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trong 9 tháng đầu năm đạt 10,3%, với mức 379,3 tỷ đồng, cao nhất trong 4 năm qua.  

Điều này góp phần tạo ra dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh khỏe mạnh và ổn định, trong bối cảnh các nguồn tiền từ hoạt động vay đang có mức lãi suất tăng cao. Hiện, bà Tiên Nguyễn, con gái ông Johnathan Hạnh Nguyễn, đang chịu trách nhiệm điều hành mảng thời trang của IPPG. 

Hiện phần lớn doanh thu của IPPG Fashion Retail đến từ kênh bán hàng truyền thống tại cửa hàng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này đang tích cực ứng dụng công nghệ mới để gia tăng trải nghiệm khách hàng. 

Song song với việc mở rộng thêm thương hiệu và cửa hàng phân khúc cao cấp và trung cấp, công ty có kế hoạch đầu tư cho các dự án chuyển đổi số để làm nền tảng cho sự phát triển bền vững, đa dạng hóa kênh bán hàng cũng như phục vụ, đáp ứng tốt nhu cầu người dùng. Trong đó có trang thương mại điện tử cho phân khúc hàng xa xỉ, hàng trung cấp, hệ thống báo cáo tự động thông minh; hệ thống kiểm kê hàng tồn kho tự động…

Năm 2021, Công ty thành viên của IPPG là DAFC đã đưa về hai thương hiệu Montblanc và Christian Louboutin. Trong khi Công ty thành viên khác ACFC cũng vừa đàm phán thành công hợp đồng phân phối thương hiệu lâu đời đến từ Mỹ Polo Ralph Lauren, dự kiến sẽ có hơn 10 cửa hàng trong 2 năm tiếp theo. 

Một cửa hàng của IPPG. (Ảnh: IPP)

Tập đoàn IPPG dự kiến doanh thu cả năm 2022 của mảng thời trang sẽ vượt ngưỡng 5.000 tỷ đồng, EBITDA trên 547 tỷ đồng. Nếu đạt đúng kế hoạch đưa ra, đây sẽ là năm có kết quả kinh doanh cao nhất kể từ năm 2019. 

Tập đoàn IPPG là một tập đoàn kinh doanh đa lĩnh vực tại Việt Nam, được thành lập bởi ông Johnathan Hạnh Nguyễn, đặc biệt nổi tiếng với việc kinh doanh hàng hiệu. Ngoài ra, IPPG còn hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực trong các lĩnh vực khác, như ẩm thực, quản lý trung tâm thương mại, dịch vụ phi hàng không,...

Một trong những doanh nghiệp khác của nhà ông Johnathan Hạnh Nguyễn cũng đang có sự phục hồi mạnh mẽ là Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco). Sasco là doanh nghiệp kinh doanh đa lĩnh vực, trong đó nổi bật dịch vụ phi hàng không gồm nhà hàng ăn uống, bán lẻ, phòng chờ, hàng miễn thuế...  

Trong quý III, doanh thu của Sasco đạt hơn 400 tỷ đồng, gấp 7 lần cùng kỳ năm ngoái. Luỹ kế 9 tháng, doanh nghiệp đang kinh doanh các cửa hàng miễn thuế tại sân bay này ghi nhận doanh thu hơn 841 tỷ đồng, tăng gấp 3,2 lần cùng kỳ. Nhờ đó, Sasco lãi sau thuế hơn 120 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ lãi khoảng 304 triệu. 

Trở lại sau dịch, Sasco đã đầu tư mạnh mẽ vào mảng bán lẻ Sasco Shop và mảng F&B, mở cửa trở lại nhà hàng The Phoenix được trang hoàng về không gian, chất lượng thực đơn... Theo đại diện công ty, quyết định đầu tư lớn để đón đầu xu hướng khách bùng nổ sau dịch, đặc biệt là khách quốc tế.

Đọc thêm

Xem thêm