Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
12:00 17/09/2022

Gìn giữ nghề bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

Dù nghề bánh tráng phơi sương không mang lại nhiều lợi ích kinh tế nhưng các hộ dân tại thị trấn Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh vẫn muốn gìn giữ và vun đắp cái nghề mà ông cha để lại.

Bánh tráng phơi sương từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc không chỉ ở Trảng Bàng, Tây Ninh mà còn nức tiếng khắp cả nước. Dù là món ăn thu hút thực khách nhưng nghề làm bánh tráng phơi sương đang mai một dần theo thời gian, không còn nhộn nhịp như trước đây.

Thực tế hiện nay, các khu công nghiệp, khu chế xuất mọc lên ngày một nhiều, do đó người lao động, nhất là lao động trẻ đổ xô vào các công ty làm việc nên số hộ theo nghề truyền thống của ông cha chỉ còn trên đầu ngón tay.

Bánh tráng phơi sương là món ăn quen thuộc trong đời sống hàng ngày nhưng muốn làm được bánh ngon phải trải qua nhiều công đoạn, trong đó phải chú trọng từ khâu chọn nguyên liệu. Gạo làm bánh phải là gạo mới, ngon và không được pha trộn. Không giống các loại bánh tráng khác thường thêm đường, bánh tráng phơi sương chỉ cần một lượng muối vừa để tạo vị mặn, bánh được tráng 2 lớp, được đem phơi khi còn ướt.

Cô Hương (60 tuổi), một trong những nghệ nhân thâm niên theo nghề làm bánh tráng phơi sương ở Khu phố Lộc Du, thị trấn Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh

Hầu hết người dân thường chọn thời gian ban đêm trở về sáng để làm bánh. Bánh sau khi ra thành phẩm ăn ngon nhất trong vòng 3 ngày, nếu bảo quản trong tủ lạnh có thể được 3 tháng.  

Cô Hương (60 tuổi), một trong những nghệ nhân thâm niên theo nghề làm bánh tráng phơi sương ở Khu phố Lộc Du, thị trấn Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh cho biết, trước đây đa phần các hộ dân nơi đây đều làm nghề bánh tráng phơi sương nhưng nay đã bỏ nghề gần hết. “Tôi là thế hệ thứ 4 trong gia đình làm nghề bánh tráng phơi sương, đến nay đã được hơn 40 năm. Hồi đó 6 tuổi bắt đầu học nghề, giờ hai vợ chồng già rồi, đau ốm suốt nên làm cho vui tay vui chân, có thời gian là làm, còn lớp trẻ đi làm xí nghiệp hết rồi”, cô Hương chia sẻ.

Trung bình 1 ngày, gia đình cô làm khoảng 100 xấp (15 cái/1 xấp) và bán giá sĩ khoảng 21.000 đồng/1 xấp. “Gia đình tôi chủ yếu làm theo nhu cầu đặt hàng của khách, rồi lấy thêm hàng qua trung gian. Hồi xưa có 5 lò, chủ yếu bằng thủ công, giờ có thêm máy nên cũng đỡ hơn. Khi số lượng đặt hàng nhiều thì tôi thuê thêm người quen làm”, cô Hương nói.  Ngoài hai vợ chồng cô, con dâu cô cũng đang theo nghề làm bánh tráng phơi sương.

Nghề làm bánh tráng phơi sương bị mai một dần theo thời gian, đến nay số hộ theo nghề chỉ còn trên đầu ngón tay

Cô Hai (61 tuổi) cũng là hộ làm bánh tráng phơi sương quy mô lớn còn sót lại tại Khu phố Lộc Du, Trảng Bàng. Ngày thường gia đình cô làm khoảng 4, 5 thiên (1.000 cái/1 thiên), cuối tuần thì làm khoảng 6 thiên.

“Nhà tôi có 4, 5 người làm, toàn bộ các công đoạn chủ yếu bằng tay. Bình thường nếu thời tiết thuận lợi thì 17h chiều bắt đầu tráng, có sương thì khoảng 10 -15 phút là hoàn tất thành phẩm, còn nếu trời mưa thì 1, 2 giờ sáng mới làm được, nhiều lúc mưa dầm phải khiêng giàn vô nhà rồi ngồi canh để kịp giao cho khách”, cô Hai nói.

Ngoài các tiệm bánh canh, cửa hàng nhỏ lẽ trên địa bàn, gia đình cô Hai còn giao cho các mối ở Gò Dầu, TP Tây Ninh, Campuchia... Hơn 30 năm thức khuya dậy sớm, gắn bó với nghề bánh tráng phơi sương, dù nghề không mang lại giá trị cao về kinh tế như các công việc khác nhưng vẫn giúp gia đình cô có thêm thu nhập, bên cạnh đó còn hỗ trợ công ăn việc làm cho một số lao động ở quê. Cũng giống như các hộ theo nghề làm bánh tráng phơi sương ở Trảng Bàng, cô Hai mong muốn địa phương có thêm nhiều chính sách hỗ trợ các nghệ nhân để họ tiếp tục gìn giữ nghề truyền thống của cha ông.

Gia đình anh Trung là hộ duy nhất làm bánh tráng ngọt ở Khu phố Lộc Du, thị trấn Trảng Bàng

Cách đó không xa, gia đình anh Trung cũng đang tất bật các công đoạn để chuẩn bị cho mẻ bánh tráng mới. Gia đình anh có tổng cộng 4 thế hệ làm bánh tráng, đây cũng là hộ duy nhất làm bánh tráng ngọt ở Khu phố Lộc Du, thị trấn Trảng Bàng.

“Gia đình tôi làm hơn 30 năm rồi, trong nhà có tổng cộng 5 chị em làm, trung bình 1 ngày tráng khoảng 50kg gạo theo đơn đặt hàng, chủ yếu bỏ mối, bán lẽ cho các tiệm bánh canh, quán tạp hóa hoặc mối quen. Duy nhất chỉ có công đoạn chạy bánh bằng máy, còn lại cắt, ép, bóc đều bằng thủ công. Làm nghề này lời lãi không nhiều, trời nắng làm dễ, mưa coi như bỏ nhưng là cái nghề của ông cha nên mình cũng muốn vừa làm vừa lưu giữ”, anh Trung nói.

Thông thường, gia đình anh bán 1 xấp khoảng 35.000 đồng, các mối lấy bán lại với giá dao động khoảng 40.000 – 50.000 đồng.

Bánh tráng phơi sương muốn ngon phải chú trọng ngay từ khâu chọn nguyên liệu. Gạo làm bánh phải là gạo mới, ngon và không được pha trộn

Dù là món ăn ngon, hấp dẫn thực khách nhưng nghề làm bánh tráng phơi sương vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Do nghề chủ yếu là cha truyền con nối, quy mô nhỏ lẻ; nghệ nhân, thợ theo nghề không tập trung một chỗ mà phân bố rải rác khắp nơi trên địa bàn; cơ sở sản xuất đồng thời cũng là nhà dân nên rất khó để dời các điểm sản xuất vào một chỗ…

Trước thực trạng đó, Tây Ninh đang tập trung nhiều giải pháp để phát triển các ngành nghề truyền thống, trong đó có bánh tráng phơi sương Trảng Bàng. Theo đó, địa phương đẩy mạnh các loại hình du lịch, lễ hội gắn với việc quảng bá bánh tráng phơi sương; phát triển làng trồng rau sông ăn kèm bánh tráng…

Bánh tráng phơi sương được làm từ bột gạo (có thể pha thêm bột mì hoặc bột năng), nước và muối. Bánh khá dẻo, dai, vị mặn, hình tròn, màu trắng đục và trên bề mặt có các hạt bong bóng nhỏ nổi lên, có thể sử dụng trực tiếp mà không cần nhúng nước hoặc nướng giòn. Bánh thường được dùng để cuốn với thịt luộc, bò tơ Tây Ninh và các loại rau rừng.

Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng (Tây Ninh) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

 

Đọc thêm

Xem thêm