Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
09:42 24/09/2024

Việt Nam có khoảng 300 doanh nghiệp thiết kế bán dẫn vào 2050

DNVN - Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành đặt ra mục tiêu đến năm 2050 Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia hàng đầu về công nghiệp bán dẫn, dự kiến có ít nhất 300 doanh nghiệp thiết kế, doanh thu công nghiệp bán dẫn có thể đạt 100

Thuộc nhóm các quốc gia hàng đầu về công nghiệp bán dẫn vào 2050

Ngày 21/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1018/QĐ-TTg, ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam với mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp bán dẫn toàn cầu, đồng thời nắm bắt cơ hội từ lợi thế địa chính trị và nguồn nhân lực. Chiến lược này định hướng Việt Nam trở thành điểm đến quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần đẩy mạnh quá trình tự cường và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam được chia thành ba giai đoạn với các mục tiêu cụ thể. Trong đó, mục tiêu của giai đoạn 1 (2024 - 2030) là tận dụng lợi thế địa chính trị và nhân lực. Việt Nam sẽ thu hút FDI có chọn lọc, hình thành ít nhất 100 doanh nghiệp thiết kế, một nhà máy chế tạo chip bán dẫn quy mô nhỏ, và 10 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm.

Việt Nam đặt mục tiêu có ít nhất 300 doanh nghiệp thiết kế, doanh thu công nghiệp bán dẫn có thể đạt 100 tỷ USD/năm vào năm 2050.

Mục tiêu doanh thu công nghiệp bán dẫn đạt trên 25 tỷ USD/năm, với giá trị gia tăng tại Việt Nam từ 10 - 15%. Dự kiến Việt Nam sẽ có khoảng 50.000 kỹ sư và cử nhân trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Giai đoạn 2 (2030 - 2040), Việt Nam trở thành trung tâm toàn cầu về công nghiệp bán dẫn và điện tử, với sự kết hợp giữa tự cường và FDI. Việt Nam sẽ phát triển 200 doanh nghiệp thiết kế, hai nhà máy chế tạo chip và 15 nhà máy đóng gói, kiểm thử. Doanh thu công nghiệp bán dẫn dự kiến đạt 50 tỷ USD/năm, với giá trị gia tăng từ 15 - 20%. Số lượng kỹ sư và cử nhân trong ngành sẽ vượt mốc 100.000 người.

Giai đoạn 3 (2040 - 2050), mục tiêu cuối cùng là Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia hàng đầu về công nghiệp bán dẫn, làm chủ nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực này. Dự kiến có ít nhất 300 doanh nghiệp thiết kế, ba nhà máy chế tạo chip và 20 nhà máy đóng gói, kiểm thử. Doanh thu công nghiệp bán dẫn có thể đạt 100 tỷ USD/năm, với giá trị gia tăng từ 20 - 25%.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Một điểm nhấn quan trọng trong chiến lược là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2040 sẽ có hơn 100.000 kỹ sư, cử nhân trong ngành bán dẫn. Chính phủ cũng sẽ triển khai các chương trình đào tạo, hợp tác quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực ngày càng tăng cao.

Để thúc đẩy nguồn nhân lực, Việt Nam sẽ xây dựng cơ chế chính sách đột phá nhằm thu hút chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán dẫn, đặc biệt là các chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài.

Chiến lược nhấn mạnh 5 nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn, bao gồm:

Phát triển chip chuyên dụng: Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ lõi, tập trung vào chip AI, chip IoT, và phát triển hệ sinh thái bán dẫn trong nước.

Phát triển công nghiệp điện tử: Đẩy mạnh nghiên cứu và sản xuất thiết bị điện tử thế hệ mới tích hợp chip chuyên dụng, khuyến khích doanh nghiệp trong nước sản xuất thiết bị điện tử, và thúc đẩy hệ sinh thái công nghiệp phụ trợ.

Phát triển nguồn nhân lực: Chú trọng đào tạo và nâng cao kỹ năng cho các kỹ sư hiện tại, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu liên quan đến bán dẫn.

Thu hút đầu tư: Xây dựng cơ chế ưu đãi để thu hút các dự án FDI trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử, và thúc đẩy hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia về phát triển công nghiệp bán dẫn: Tổ chức này sẽ do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu, với mục tiêu chỉ đạo và thúc đẩy sự phát triển của ngành bán dẫn tại Việt Nam.

Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn đến năm 2050 không chỉ là bước tiến về mặt công nghệ mà còn là một động lực quan trọng trong việc nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ toàn cầu. Việc Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu sẽ góp phần tăng cường sức mạnh kinh tế và công nghệ của đất nước.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm