Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
14:50 31/10/2022

Thâm Quyến trở thành siêu đô thị thịnh vượng và thông minh như thế nào?

Khai thác hiệu quả sức mạnh cùng những lợi thế sẵn có, Thâm Quyến (Trung Quốc) đã và đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ xây dựng thành phố thông minh nhằm (TPTM) cách mạng hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống của hàng triệu người dân.

Thâm Quyến là đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc. Trong vòng 4 thập kỷ, Thâm Quyến đã phát triển thành một siêu đô thị thịnh vượng - với dân số đô thị vượt quá 17 triệu người, thành phố đông dân thứ 6 của Trung Quốc - và vươn lên vị trí như một trung tâm tài chính và thương mại quốc tế sáng tạo. Đây cũng là một trong những khu vực đô thị phát triển nhất ở Trung Quốc với mức GDP bình quân đầu người cao, lượng hàng xuất khẩu nước ngoài và các đơn xin cấp bằng sáng chế lớn.

Trong quá trình phát triển và đô thị hóa nhanh chóng, trọng tâm kinh tế của Thâm Quyến đã chuyển từ sản xuất sử dụng nhiều lao động sang các lĩnh vực dựa trên tri thức. Thâm Quyến đã phát triển thành một trung tâm khoa học, công nghệ và đổi mới đô thị - được công nhận là "Thung lũng Silicon của Trung Quốc" - tạo điều kiện cho sự phát triển toàn cầu của các công ty công nghệ cao như Huawei, Tencent, BYD, DJI và ZTE. Công nghệ cao là huyết mạch của nền kinh tế thành phố, chiếm khoảng 60% sản lượng công nghiệp.

Theo kế hoạch phát triển TPTM của Thâm Quyến, mục tiêu chính thành phố nhắm đến là cải thiện các dịch vụ công và năng lực quản trị đô thị. Đồng thời, đặt tham vọng sẽ trở thành một thành phố kỹ thuật số điển hình của thế giới vào năm 2025.

Để hiện đại hóa năng lực và hệ thống quản trị của thành phố, Thâm Quyến đã có kế hoạch tích hợp quản trị chính phủ điện tử với nền kinh tế số địa phương và sự tham gia tích cực của người dân. Một trung tâm chỉ huy TPTM sử dụng dữ liệu lớn được đặt tại Trung tâm Tài chính quốc tế Bình An để hỗ trợ các hoạt động đô thị và ra quyết định trong quản trị, di chuyển đô thị an toàn, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế.

Mặc dù triển khai xây dựng và phát triển TPTM muộn hơn so với nhiều thành phố khác, tuy nhiên, Thâm Quyến không lãng phí thời gian, đã tích cực phát triển mạnh mẽ và tận dụng hiệu quả lợi thế của công nghệ số, được ghi nhận là thành phố tiên phong trong việc lập kế hoạch và triển khai các giải pháp và công nghệ đô thị.

Theo báo cáo Thành phố siêu thông minh của Deloitte, Thâm Quyến đã giành được danh hiệu là TPTM hàng đầu ở Trung Quốc. Năm 2020, một cuộc khảo sát quốc gia về hiệu quả hoạt động của chính phủ điện tử đã đánh giá Thâm Quyến đứng đầu trong số 32 t của quốc gia này.

Vậy những yếu tố nào đã thúc đẩy Thâm Quyến phát triển thành một siêu đô thị thịnh vượng, hiện đại và thông minh?

Dữ liệu và kết nối

Trong thập kỷ qua, các kế hoạch kỹ thuật số ở Thâm Quyến đã được nâng cấp từ các dự án thí điểm nhỏ thành những kế hoạch quy hoạch TPTM có tầm ảnh hưởng sâu rộng với các mục tiêu cải thiện hiệu quả dịch vụ công, tích hợp dữ liệu và quản trị thành phố, đồng thời triển khai hệ thống quản lý dữ liệu hiện đại.

Tầm nhìn TPTM của Thâm Quyến bao gồm kiến trúc ba lớp với mạng lưới thông minh là lớp dưới cùng; một trung tâm chỉ huy TPTM và trung tâm dữ liệu lớn ở lớp giữa; và một loạt các dịch vụ thông minh (quản trị đô thị, chính phủ điện tử, an ninh công cộng và các ngành công nghiệp thông minh) ở lớp trên cùng - với tất cả các lớp được hỗ trợ bởi các tiêu chuẩn và an ninh mạng.

Trong đó, trung tâm chỉ huy Thâm Quyến cung cấp thông tin về các dự án TPTM ảnh hưởng đến bảo vệ môi trường, quản trị đô thị, hành chính công và kinh tế địa phương.

Bằng cách trực quan hóa các chỉ số chính về hoạt động, trung tâm này cung cấp tầm nhìn 360 độ về hoạt động của thành phố từ góc độ vĩ mô, quy mô trung bình và vi mô, đồng thời phát hiện kịp thời các rủi ro để hỗ trợ việc ra quyết định của chính quyền địa phương. Thông qua quyền truy cập vào các hệ thống toàn thành phố và kết hợp dữ liệu với video giám sát, trung tâm giám sát các hoạt động và những dấu hiệu quan trọng của thành phố.

Theo một nghiên cứu về việc triển khai TPTM ở Thâm Quyến, hệ thống quản trị thông minh của Thâm Quyến được coi là một mạng lưới tổng hợp dữ liệu lớn được thiết kế để mang lại lợi ích cho chính quyền, ngành công nghiệp và người dân.

Trong lĩnh vực kết nối, để khẳng định vai trò là một trong những TPTM hàng đầu của Trung Quốc, Thâm Quyến đã có những bước đi táo bạo trong việc triển khai cơ sở hạ tầng kết nối. Thành phố đã lắp đặt hơn 50.000 trạm gốc 5G và 15.000 cột điện thông minh đa chức năng để tạo thành nền tảng chia sẻ dữ liệu cho các ứng dụng TPTM.

Năm 2020, Thâm Quyến là thành phố đầu tiên của Trung Quốc triển khai 5G trên quy mô toàn diện, với hơn 50.000 trạm gốc. Theo một báo cáo từ cơ quan công nghiệp và CNTT của thành phố, vùng phủ sóng 5G và dịch vụ Internet cáp quang đã tiếp cận hơn 90% khách hàng dân cư Thâm Quyến.

Đặc biệt, năm 2021, Thâm Quyến cũng đã ban hành dự thảo các biện pháp nhắm mục tiêu đột phá trong các thành phần và chip 5G. Mục tiêu chiến lược của thành phố là đạt được sự độc lập về công nghệ thông qua các bước tiến quan trọng về lượng tử trong thiết bị mạng 5G và nghiên cứu 6G.

Để khẳng định vai trò là một trong những TPTM hàng đầu của Trung Quốc, Thâm Quyến đã có những bước đi táo bạo trong việc triển khai cơ sở hạ tầng kết nối.

Năng lượng và môi trường

Hệ thống chiếu sáng TPTM

Dữ liệu từ Juniper Research cho thấy hệ thống chiếu sáng đường phố hiện đại trong các TPTM giúp tiết kiệm năng lượng đáng kể. Là một phần trong cam kết hiện đại hóa đô thị, Thâm Quyến đã chuyển đổi hệ thống chiếu sáng đường phố bằng cách thay thế đèn thủy ngân bằng đèn LED tiết kiệm năng lượng. Thành phố đã lắp đặt 3.300 bộ đèn LED 150W mới và kết nối chúng với hệ thống quản lý chiếu sáng TPTM.

Thâm Quyến ước tính hệ thống mới sẽ tiết kiệm khoảng 250.000 USD mỗi năm và giảm 650 tấn khí thải carbon, đồng thời đơn giản hóa quy trình bảo trì chiếu sáng và cải thiện an toàn công cộng.

Áp dụng mô hình thành phố bọt biển

Việc đô thị hóa nhanh chóng cũng mang đến những mặt trái nhất định. Khi thành phố mở rộng và xâm lấn môi trường tự nhiên, phần lớn diện tích đất của thành phố đã được thay thế bằng vỉa hè và bê tông. Một lượng đáng kể độ che phủ rừng và đất ngập nước đã bị phá hủy, chu trình nước tự nhiên bị gián đoạn, và thành phố trở nên dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, bão lớn.

Thay vì sử dụng cách tiếp cận truyền thống để quản lý nước mưa (sử dụng đường ống và đập bê tông), Thâm Quyến đã chuyển sang mô hình "thành phố bọt biển" dựa vào cơ sở hạ tầng xanh như rừng đô thị và vườn mưa.

Nhận định về hiệu quả của mô hình này, một báo cáo của Viện Chính sách đất Lincoln (Mỹ) cho biết các phương pháp thiết kế thành phố bọt biển "làm dịu tác động của lũ lụt, cải thiện chất lượng nước và nguồn cung cấp nước, đồng thời giúp khắc phục các về vấn đề môi trường".

Đô thị xanh

Thâm Quyến được đánh giá là thành phố đi đầu trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi carbon thấp của các ngành công nghiệp truyền thống và loại bỏ dần các ngành công nghiệp cấp thấp - và mô tả thành phố là "tiên phong trong việc xanh hóa ngành xây dựng".

Bên cạnh đó, thành phố cũng được đánh giá cao về các tiêu chuẩn xây dựng xanh và các quy định tiết kiệm năng lượng, đồng thời có quy mô và mật độ công trình xanh lớn nhất Trung Quốc. Với hệ thống tiêu chuẩn môi trường khắt khe của Thâm Quyến, số "ngày khói mù" mỗi năm đã giảm từ 187 xuống còn 20.

Trong khi đó, những "ông lớn" công nghệ đặt tại thành phố này cũng đã cam kết tham gia thực hiện quá trình chuyển đổi carbon thấp.

Các giải pháp giao thông bền vững

Người đi làm, người dân và du khách ở Thâm Quyến có rất nhiều sự lựa chọn cho việc di chuyển bao gồm xe buýt, taxi, tàu điện ngầm, xe điện, dịch vụ chia sẻ xe đạp, đi chung xe và các phương tiện cá nhân.

Thành phố có hơn 3 triệu phương tiện cơ giới, tương đương với 510 xe ô tô/km. Để giảm tắc nghẽn và tai nạn giao thông, Thâm Quyến đã áp dụng công nghệ 5G để hỗ trợ thực thi giao thông và quản lý tình trạng tắc nghẽn. Hợp tác với Huawei, thành phố đã phát triển một mạng lưới đèn giao thông thông minh cho phép giảm 17% thời gian chờ đợi trung bình tại các giao lộ chính.

Theo Chỉ số Di chuyển thành phố của Deloitte đánh giá Thâm Quyến là thành phố hàng đầu về tầm nhìn và khả năng quản lý giao thông, độ an toàn của giao thông công cộng, khả năng tiếp cận và sự hòa nhập.

Hơn 50% hệ thống giao thông công cộng của Thâm Quyến được bao phủ bởi mạng lưới tàu điện ngầm và xe điện. Phần còn lại của hệ thống giao thông công cộng được vận hành bởi taxi và mạng lưới xe buýt của thành phố.

Năm 2015, Thâm Quyến quyết định chuyển đổi sang mạng lưới giao thông công cộng không phát thải. Đến năm 2017, các nhà khai thác vận tải ở Thâm Quyến đã thay thế toàn bộ đội xe buýt của thành phố - hơn 16.000 xe - bằng xe buýt điện mới.

Theo Ủy ban giao thông Thâm Quyến 99% trong số 22.000 xe taxi của thành phố là chạy bằng điện. Sáng kiến taxi chạy hoàn toàn bằng điện này được kỳ vọng sẽ giảm lượng khí thải carbon hơn 800.000 tấn mỗi năm. Mỗi xe taxi điện mới đều được trang bị một thiết bị đầu cuối trên xe để hiển thị nguồn cung cấp xe taxi ở đâu, hiển thị giá vé và lộ trình. Ngoài ra, để đảm bảo đủ công suất cho taxi sạc, Thâm Quyến đã phát triển mạng lưới 20.000 trạm sạc công cộng.

Trong khi đó, tàu điện ngầm Thâm Quyến bắt đầu hoạt động từ năm 2004 và là xương sống của hệ thống giao thông nhanh chóng của thành phố. Đây là hệ thống tàu điện ngầm dài thứ 8 trên thế giới, với hơn 400km.

Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 cho mạng lưới giao thông, Thâm Quyến cũng đặt mục tiêu trở thành một thành phố kiểu mẫu về giao thông vào năm 2025 - được xây dựng dựa trên cơ sở hạ tầng hiện tại để cung cấp một hệ thống thông minh, tích hợp đầy đủ, ít carbon và dễ dàng tiếp cận.

Là một phương tiện bổ sung cho các dịch vụ giao thông công cộng, di chuyển bằng xe đạp đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu cho các chuyến hành trình ngắn tại Thâm Quyến. (Ảnh minh họa)

Một mục tiêu khác về di chuyển thông minh là tích hợp hệ thống giao thông công cộng của thành phố với di chuyển bằng xe đạp trong một mô hình vận tải đa phương thức. Là một phương tiện bổ sung cho các dịch vụ giao thông công cộng, di chuyển bằng xe đạp đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu cho các chuyến hành trình ngắn. Những người đi xe đạp ở Thâm Quyến thực hiện khoảng 2,5 triệu hành trình bằng xe đạp mỗi ngày, trong đó có 0,9 triệu lượt đi xe đạp cho thuê chung.

Không gian đô thị

Khi Thâm Quyến phát triển, nỗ lực bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái địa phương cũng tăng theo. Do đó, Thâm Quyến được hưởng vô số không gian xanh đô thị.

Thâm Quyến là thành phố đầu tiên ở Trung Quốc triển khai mạng lưới giám sát sinh thái và là thành phố đi đầu trong việc hoàn thành đánh giá sinh thái trên đất liền. Để duy trì môi trường và đa dạng sinh học, Thâm Quyến đã xây dựng hơn 1.200 công viên, bao gồm 992 công viên cộng đồng, 181 công viên đô thị và 33 công viên tự nhiên.

Hệ sinh thái chuyên gia và nhà nghiên cứu sáng tạo lớn

Sự nổi lên của Thâm Quyến như một TPTM hàng đầu - với thế mạnh về dữ liệu lớn, IoT, điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo - được trao quyền bởi các đối tác công nghệ cao, trường đại học, trung tâm đổi mới, khu công nghiệp, viện nghiên cứu và doanh nghiệp.

Chia sẻ với tờ China Daily, Feng Ku - Trung tâm Phát triển Đô thị Trung Quốc cho biết lợi thế của Thâm Quyến trong việc phát triển TPTM là hệ sinh sinh thái chuyên gia và nhà nghiên cứu sáng tạo lớn. Trong khoảng thời gian 7 năm gần đây, số lượng người tham gia vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển ở Thâm Quyến đã tăng từ 177.000 lên hơn 280.000.

Trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Thâm Quyến, thành phố cũng đã tiết lộ mục tiêu chuyển đổi khu công nghệ cao thành một khu công nghiệp và nghiên cứu đẳng cấp thế giới vào năm 2025. Khu vực rộng 159km2 bao gồm 5 khu công nghiệp thực hiện chiến lược công nghệ trên phạm vi rộng lớn bao gồm robot, phương pháp sản xuất tiên tiến, mạng thế hệ tiếp theo, cảm biến thông minh và các giải pháp carbon thấp…

Một báo cáo từ Jones Lang LaSalle, một công ty tư vấn toàn cầu, đã xếp Thâm Quyến là một trong số 15 thành phố sáng tạo hàng đầu thế giới.

Trong suốt thập kỷ qua, Thâm Quyến đã nỗ lực trở thành một TPTM tiên phong hiện đại. Các thế mạnh kỹ thuật số và dịch vụ thông minh đã được thiết lập và thành phố đang thực hiện các bước tiến hướng tới một thế hệ mới của hệ thống giao thông tích hợp, nền tảng dữ liệu lớn, công nghệ bản sao số, giải pháp năng lượng tái tạo, khả năng chống chịu với khí hậu và tính trung hòa của carbon nhằm hướng tới trở thành thành phố kỹ thuật số điển hình của thế giới trong tương lai gần./.

Đọc thêm

Xem thêm