Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
08:41 27/07/2022

Lĩnh vực viễn thông hướng tới không gian tăng trưởng mới

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long nhấn mạnh lĩnh vực viễn thông truyền thống đã bị co hẹp, do đó lĩnh vực cần phải hướng tới không gian tăng trưởng mới.

Ngày 26/7, khối Viễn thông gồm các đơn vị Vụ CNTT, Cục Tần số Vô tuyến điện (VTĐ), Cục Viễn thông, Cục Bưu điện Trung ương (BĐTW), Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích (VTCI), Ban quản lý chương trình cung cấp dịch vụ VTCI (CTDVVTCI) và Báo VietNamNet đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Hướng tới không gian tăng trưởng mới

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long đã đánh giá cao sự nỗ lực lớn của các đơn vị để đạt được các chỉ tiêu rất thách thức.

Chỉ đạo công tác thời gian tới, Thứ trưởng yêu cầu các đơn vị phải lưu ý xem xét tư tưởng trong quản lý từng lĩnh vực của mình, như tư tưởng quản lý tần số VTĐ, MNVO như thế nào… Khi có tư tưởng rồi thì đây là nền tảng xuyên suốt để ra mọi quyết định trong quản lý nhà nước (QLNN). Tiếp theo phải có phương châm hành động và tìm cách tiếp cận QLNN theo hướng mới, tránh đi vào lối cũ.

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh: "Công tác QLNN là phải xây dựng và hoàn thiện thể chế. Việc này vô cùng quan trọng. Tiếp theo là công tác thực thi. Thể chế trong các lĩnh vực QLNN của chúng ta vẫn thiếu. Thể chế là động lực cho sự phát triển, nếu không sẽ là rào cản cho việc phát triển".

Hiện nay, các đơn vị trong khối đang xây dựng các Luật Viễn thông, Tần số VTĐ, công nghiệp công nghệ số (CNS). Thứ trưởng đề nghị: "Các đơn vị rà soát, nghiên cứu kỹ, để xây dựng các luật có giá trị, không bị chồng chéo. Đặc biệt trong xây dựng luật trong thời đại cách 4.0, phải học hỏi kinh nghiệm quốc tế".

Thứ trưởng trao đổi thêm Luật công nghiệp CNS là luật mới, không có tham chiếu nhưng nếu không có luật này thì không phát triển được. Bên cạnh đó còn xây dựng các nghị định, thông tư. Phải chú ý việc xây dựng các quy định để phát triển các lĩnh vực, để "chạy được". Mặt khác xây dựng chính sách phải có các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể bám vào sự phát triển của hạ tầng của nền kinh tế số.

Về thực thi QLNN, Thứ trưởng đề nghị công tác thực thi thể chế phải nghiêm minh. "Chúng ta muốn dẫn dắt sự phát triển của đất nước phải tham gia vào công tác thực thi, triển khai các công tác cụ thể… Hiện nay, là thời đại kinh tế số làm từ từ thì không phát triển được".

Thứ trưởng cũng cho biết công nghệ -CNS được kỳ vọng vì sẽ có ảnh hưởng đến kinh tế số. Lĩnh vực này sẽ hội tụ với các ngành, lĩnh vực khác. Việt Nam tham gia COP 26, bản chất là phân lại toàn bộ thị trường năng lượng, thiết bị… Tất cả các nhà máy, công xưởng phải thay thiết bị tiết kiệm năng lượng. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) CNS Việt Nam sản xuất ra các thiết bị, đáp ứng các tiêu chuẩn của COP 26. Đây là không gian mới được mở ra cho các DN số.

Thứ trưởng nhấn mạnh: "Các đơn vị trong khối cần bước ra khỏi lĩnh vực viễn thông đang co hẹp lại, để đi sang các lĩnh vực mới. Cả thế giới đang thay đổi, lĩnh vực phải hướng tới không gian tăng trưởng mới và phải an toàn. Không gian phát triển còn nhiều lắm, cần cách tiếp cận mới, cách thực thi mới".

Thứ trưởng cũng đề nghị các đơn vị quản lý lĩnh vực, xây dựng chính sách phải có số liệu, để từ đó phân tích, chỉ đạo. Các đơn vị phải có CSDL chính sách các nước quản lý lĩnh vực này như thế nào. Các đơn vị phải có những việc làm mới trong quý, trong năm. Phải "thay đổi sắc màu" và rút ra các bài học kinh nghiệm.

"Vai trò QLNN là dẫn dắt sự phát triển lĩnh vực của đất nước trong lĩnh vực CMCN 4.0, cuộc CM mà Đảng, nhà nước kỳ vọng để phát triển đất nước. Từng cán bộ trong khối dẫn dắt trong lĩnh vực của mình thì đất nước phát triển", Thứ trưởng nhấn mạnh.

 

Thứ trưởng Phạm Đức Long trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho 02 đơn vị thuộc Cục Tần số VTĐ

 

Thứ trưởng Phạm Đức Long trao Bằng khen Thủ tướng cho 01 tập thể và 04 cá nhân thuộc Cục Tần số VTĐ và Cục BĐTW

Doanh thu công nghiệp CNTT tăng 17,8% so với cùng kỳ

Cũng tại Hội nghị, các đơn vị trong khối đã thông tin một số kết quả nổi bật trong công tác QLNN của các đơn vị trong 6 tháng đầu năm 2022. Thông tin một số kết quả nổi bật của lĩnh vực công nghiệp - CNTT, bà Tô Thị Thu Hương, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ CNTT cho biết doanh thu công nghiệp CNTT ước đạt 72,5 tỷ USD tăng trưởng 17,8% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu phần cứng - điện tử, ước đạt 57 tỷ USD tăng 16,4% so với cùng kỳ trong đó xuất khẩu máy tính ước đạt 29,1 tỷ USD tăng 21,8% và xuất khẩu điện thoại ước đạt 27,9 tỷ USD tăng 11,2% so với cùng kỳ. Số DN công nghệ số ước đạt 67.300 tăng 3.422 DN so với tháng 12/2021, đạt tỷ lệ xấp xỉ khoảng 0,69 DN/1.000 dân (bằng 98% kế hoạch năm là 0,7 DN/1.000 dân).

Trong khi đó, tỷ lệ giá trị Make in Viet Nam trong cơ cấu doanh thu công nghiệp CNTT đạt 26,72% với giá trị ước đạt khoảng 19,4 tỷ USD. Doanh thu tăng trưởng cao nhất trong các nhóm ngành kinh tế gấp hơn 2 lần tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm (7,72%).

Đến tháng 7/2022, kết quả nghiên cứu phát triển thiết bị 5G đã đạt được một số kết quả khả quan về chất lượng dịch vụ mạng và các chỉ tiêu chất lượng thiết bị, cơ bản đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đã được ban hành. Thiết bị 5G gNodeB 8T8R đang bám sát kế hoạch tiến độ kế hoạch trong năm 2022. Cục Viễn thông đang chủ trì phối hợp với các đơn vị đo kiểm, đánh giá và sẽ sớm báo cáo Lãnh đạo Bộ trong tháng 7/2022.

Về phát triển DN CNS, bà Hương cho biết hiện nay có 42/63 địa phương đã ban hành Kế hoạch phát triển DN công nghệ số đến năm 2025, còn 21 tỉnh chưa ban hành kế hoạch.

Thúc đẩy đấu giá băng tần

Thông tin về kết quả nổi bật trong công tác của Cục Tần số VTĐ 6 tháng đầu năm 2022, Phó Cục trưởng Cục Tần số VTĐ Lê Thái Hoà cho biết Cục đã xây dựng dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số VTĐ trình kèm Hồ sơ dự án Luật.

Cục đang triển khai các công tác liên quan về đấu giá băng tần 2,3 GHz -2,4 GHz cho thông tin di động IMT; băng tần 2,6 GHz và 3,5 GHz và dự kiến triển khai tổ chức đấu giá vào tháng 7/2023 và hoàn thành vào tháng 12/2023; thực hiện các báo cáo về đề án thay thế 02 vệ tinh viễn thông.

Bên cạnh đó, Cục đã ban hành Thông tư số 11/2022/TT-BTC ngày 21/02/2022 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số VTĐ và phí sử dụng tần số VTĐ; tổ chức kiểm soát tần số, góp phần đảm bảo an toàn thông tin phục vụ SEAGAMES 31; Phát hiện, xử lý BTS giả…

1857/2212 thôn lõm sóng đã được phủ sóng

Về một số kết quả nổi bật của Cục Viễn thông, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Viễn thông cho biết Quốc Hội đã chính thức thông qua Luật Viễn thông sửa đổi và đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 tại Nghị quyết số 50/2022QH15 ngày 13/6/2022.

Trong lĩnh vực này, từ 04/6, tất cả các SIM thuê bao đang hoạt động đã có đầy đủ thông tin theo quy định. Thuê bao di động sử dụng dịch mobile noney tính đến thời điểm hiện tại tăng 4 lần so với tháng 1/2022 (sau 01 tháng triển khai).

Sau đại dịch, hết giãn cách xã hội, tốc độ tăng trưởng thuê bao băng rộng di động (BRDĐ) tăng mạnh đạt 19%/năm, xếp hạng thứ 69/144 quốc gia và thuê bao bang rộng cố định (BRCĐ) giữ tốc độ tăng trưởng ổn định khoảng 13%/năm, xếp hạng thứ 60/144 quốc gia. 

Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cáp quang 6 tháng đầu năm 2022 tăng 9% so với cùng kỳ năm năm 2021; tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020. Mục tiêu đạt 75% tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cáp quang vào năm 2022 là khả thi.

Tính đến 30/6/2022, các DN đã phủ sóng được 1857/2212 thôn lõm sóng, ưu tiên triển khai phủ sóng vùng lõm tại các khu vực vùng sâu vùng xa vùng đặc biệt khó khăn.  Dự kiến hoàn thành phủ sóng toàn bộ số thôn còn lại (355 thôn) trước 30/7/2022.

Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt cho các cơ quan Đảng, Nhà nước

Ông Trần Duy Ninh, Cục trưởng BĐTW cho biết trong 6 tháng đầu năm 2022, Cục BĐTW đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, an toàn phục vụ lãnh đạo và các cơ quan Đảng, Nhà nước. Các hệ thống phục vụ hoạt động ổn định, an toàn, chất lượng, phạm vi rộng toàn quốc, qua 4 cấp chính quyền; phục vụ các kỳ họp Quốc hội và các phiên họp thường xuyên, đột xuất của Lãnh đạo Đảng, đặc biệt là các sự kiện quan trọng của quốc gia như: phục vụ kỳ họp Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị TW 5, khoá XIII…

Theo định hướng của các chiến lược quốc gia và chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, Cục BĐTW đã chủ trì xây dựng phương án, điều phối nguồn lực của các DN triển khai kết nối mạng đến 4 cấp hành chính với trên 11.300 điểm kết nối, chủ động xây dựng phương án và thí điểm việc thống nhất, tối ưu mạng, các công cụ quản lý, giám sát, kiểm soát tập trung...  

Về thiết lập hạ tầng số, Cục BĐTW đã cụ thể hóa kế hoạch triển khai trong đó trọng tâm tập trung vào 02 nhóm nhiệm vụ về hạ tầng kết nối và nền tảng. 

Hơn 50 triệu người dùng dịch vụ IPv6

Thông tin kết quả hoạt động nổi bật, Giám đốc VNNIC Nguyễn Hồng Thắng cho biết đơn vị này đảm bảo an toàn, chất lượng hệ thống kỹ thuật DNS quốc gia, VNIX, các hệ thống CNTT của VNNIC, của Bộ TT&TT; duy trì hệ thống DNS quốc gia, hệ thống VNIX, hệ thống cấp phát tài nguyên tên miền quốc gia .vn và địa chỉ IP/ASN đảm bảo chất lượng, hoạt động an toàn ổn định, không để xảy ra sự cố gián đoạn dịch vụ (cam kết SLA 99,999%, thực tế đạt 100%).

Về chuyển đổi toàn diện Internet Việt Nam sang IPv6, tính đến tháng 6/2022, tỷ lệ sử dụng IPv6 trên Internet Việt Nam đạt 50%. Việt Nam đứng thứ 2 khu vực ASEAN, thứ 10 toàn cầu. Dịch vụ IPv6 được cung cấp rộng rãi tới người sử dụng với hơn 50 triệu người dùng, truy cập Internet với IPv6 qua FTTH, 3G, 4G … Đây là kết quả của sự nỗ lực rất lớn của các địa phương, bộ, ngành, DN. Các kết quả trên cũng cho thấy cách làm, nội dung, tiến độ công tác thúc đẩy triển khai IPv6 Việt Nam và Chương trình IPv6 For Gov đã được triển khai hiệu quả.

Bên cạnh đó, VNNIC phát triển hệ thống i-Speed để đo tốc độ truy cập Internet quốc tế tại Việt Nam (tối thiểu 2 điểm đo ở nước ngoài), cổng thông tin công bố số liệu; chuyển số; xây dựng kế hoạch triển khai đấu giá tên miền ".vn"; hoàn thành sửa đổi chính sách phí, lệ phí tài nguyên Internet phù hợp, tạo điều kiện phát triển, đặc biệt các chính sách phát triển đột phá; rà soát và xử lý các tên miền có dấu hiệu vi phạm về thương mại điện tử, ngân hàng...

Hướng dẫn hỗ trợ máy tính bảng và dịch vụ VTCI

Ông Nguyễn Đức Thông, Phó Giám đốc Quỹ VTCI cho biết đơn vị này đã xây dựng và ban hành Thông tư số 09/2022/TT-BTTTT ngày 30/6/2022 hướng dẫn thực hiện hỗ trợ máy tính bảng và dịch vụ VTCI; xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đấu thầu mua sắm máy tính bảng theo cam kết thực hiện Chương trình "Sóng và máy tính cho em"; xây dựng phương án hỗ trợ đầu tư và phát triển hạ tầng viễn thông từ Quỹ theo nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. 

Trong khi đó, ông Lê Doãn Danh, Phó Giám đốc Phụ trách Ban quản lý CTCCDV VTCI cho biết Ban đã hỗ trợ cung cấp dịch vụ VTCI đến năm 2020. Ban Quản lý Chương đã trình Bộ TT&TT phê duyệt quyết toán của 05 DN viễn thông VNPT, Viettel, Vishipel, Mobifone, VNPost, 

VietNamNet tập trung cho báo chí dữ liệu để chuyên biệt

Ông Phạm Anh Tuấn, Tổng Biên tập Báo VietNamNet cho biết thực hiện kế hoạch của Bộ TT&TT năm 2022 về tổng tiến công CĐS, VietNamNet cũng thực hiện tổng tiến công cho báo.

Báo đã đưa vào vận hành hệ thống phần mềm quản lý nội dung tin bài (VMS) và giao diện mới sử dụng các ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực TT&TT; xây dựng phương án tổ chức hoạt động của chuyên trang ICTNews và chuyên mục công nghệ; xây dựng giao diện mới cho chuyên trang Infonet; đưa vào vận hành hệ thống phần mềm quản lý nội dung tin bài (VMS) và giao diện mới sử dụng các ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực TT&TT. Trong thời gian tới, VietNamNet tập trung cho báo chí dữ liệu để chuyên biệt./.

Đọc thêm

Xem thêm