Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
13:45 02/03/2023

Doanh nghiệp công nghệ thông tin đứng trước thời cơ rất lớn

Ngành công nghệ thông tin đang đứng trước thời cơ rất lớn cả trong nước và quốc tế. Do đó, các doanh nghiệp cần xây dựng uy tín, thương hiệu để tăng trưởng.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh thu lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) năm 2022 ước đạt 148 tỷ USD, tăng trưởng 8,7% so với năm 2021, đạt kế hoạch đề ra năm 2022. Đóng góp vào GDP của lĩnh vực công nghiệp ICT năm 2022 ước đạt 34.336 triệu USD, tăng trưởng 8,7% so với năm 2021, đạt kế hoạch đề ra năm 2022.

Hội thảo “Doanh nghiệp công nghệ thông tin - Duy trì nhịp độ tăng trưởng”

Số lượng doanh nghiệp công nghệ số đăng ký năm 2022 ước đạt 70.000 doanh nghiệp, tăng 9,5% so với năm 2021 và đạt kế hoạch đề ra năm 2022. Số doanh nghiệp công nghệ số đang thực sự hoạt động 44.000 doanh nghiệp.

Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử vượt ngưỡng 100 tỷ USD; xuất siêu hơn 26 tỷ USD (trong khi năm 2021, Việt Nam xuất siêu hơn 4 tỷ USD). Khoảng 60% số doanh nghiệp đang làm gia công đã chuyển trọng tâm từ gia công từng công đoạn có giá trị thấp sang làm toàn bộ giải pháp, sản phẩm mang lại giá trị cao.

Đặc biệt, lần đầu tiên doanh thu giải pháp, dịch vụ phần mềm của 1 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tại nước ngoài đạt hơn 1 tỷ USD. Tổng doanh thu tại thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp phần mềm, dịch vụ công nghệ thông tin đạt hơn 2,2 tỷ USD

Theo Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), ngành công nghệ thông tin Việt Nam đang đứng trước thời cơ rất lớn cả trong nước và quốc tế. Với trong nước, hơn 2 năm qua, Chương trình chuyển đổi số quốc gia đã và đang nhận được sự quan tâm và vào cuộc rất lớn của các cơ quan Chính phủ, bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp trên cả nước.

Cú hích của đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh hơn tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Ứng dụng công nghệ thông tin được triển khai nhanh chóng, mạnh mẽ tại tất cả các cơ quan quản lý và các ngành kinh tế từ trung ương đến địa phương.

Bên cạnh đó, sự dịch chuyển của các ông lớn trong ngành sản xuất trên thế giới đầu tư vào Việt Nam cũng mở ra các cơ hội hợp tác, cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin rất lớn cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt.

Với thị trường quốc tế, tác động của chiến tranh giữa Nga và Ukraina khiến nhu cầu tìm kiếm đối tác cung cấp dịch vụ của các quốc gia Châu Âu cũng tăng lên rõ rệt. Cùng với đó, nhu cầu từ thị trường các nước trong khu vực cũng đang gia tăng nhanh chóng do sự thiếu hụt về nguồn nhân lực công nghệ thông tin.

Để nắm bắt được các cơ hội rất lớn này, việc xây dựng uy tín, thương hiệu, khẳng định chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giải pháp, ứng dụng đóng vai trò quan trọng, góp phần giúp các doanh nghiệp mở rộng thị phần, duy trì tốc độ phát triển và có cơ hội vươn lên tăng tốc phát triển đột phá.

Tại Hội thảo “Doanh nghiệp công nghệ thông tin - Duy trì nhịp độ tăng trưởng” do VINASA vừa tổ chức, ông Lê Hồng Quang, Phó Tổng giám đốc Thường trực Công ty cổ phần MISA cho biết, MISA hiện có 2.500 nhân sự, với 270.000 khách hàng doanh nghiệp, vẫn luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao 20-30%/năm.

Môi trường kinh doanh đã thay đổi rất nhiều. Sự cạnh tranh chuyển từ cạnh tranh sản phẩm, sang cạnh tranh về dịch vụ, và giờ là cạnh tranh về trải nghiệm. “Vì vậy, các doanh nghiệp công nghệ, bên cạnh việc phát triển những giải pháp, cần tập trung vào thiết kế được trải nghiệm khách hàng trên môi trường số, xây dựng đội ngũ nhân sự kinh doanh - biến toàn bộ đội ngũ kinh doanh thành các chuyên gia chuyển đổi số và một điều quan trọng là chuyển đổi số nội tại doanh nghiệp” - ông Lê Hồng Quang cho hay.

Trong khi đó Base.vn - một trong những doanh nghiệp hàng đầu về cung cấp SaaS (cung cấp phần mềm dưới dạng dịch vụ) tại Việt Nam lại có những chiến lược tăng trưởng B2B của riêng mình.

Ông Hoàng Trung Thiên Vương - đồng sáng lập kiêm Giám đốc Marketing chia sẻ, trong bối cảnh thị trường khó khăn, cần tập trung khai thác các khách hàng hiện tại. Đối với phát triển khách hàng mới, việc tối ưu chi phí là ưu tiên.

Với các khách hàng hiện có, cần tập trung vào chiến lược tăng trường MRR (doanh thu hàng tháng từ người sử dụng), và giảm tỷ lệ Churn Rate (tỷ lệ khách hàng rời bỏ) bằng các chiến lược về giá, thêm các giá trị gia tăng và tăng chất lượng dịch vụ, sản phẩm hiện có. Với các khách hàng mới, quản trị chi phí tiếp cận khách hàng bằng việc tối ưu phễu marketing và phễu sale.

Bà Nguyễn Thị Thu Giang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VINASA cho rằng, bên cạnh nghiên cứu phát triển sản phẩm, công nghệ mới, các doanh nghiệp công nghệ thông tin cần tập trung vào việc truyền thông, marketing và xây dựng uy tín, thương hiệu giúp khách hàng tin tưởng, sử dụng.

Bởi không chỉ ở trong nước, thị trường quốc tế cũng đang mở ra những cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin. Ngoài Nhật Bản, thị trường Mỹ đang có mức tăng trưởng và phát triển tốt. Đơn cử như với FPT, nếu như những năm trước thị trường Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn chiếm tới 56% doanh thu thì đến năm 2022, doanh thu thị trường Mỹ đã ngang bằng thị trường Nhật Bản.

Đọc thêm

Xem thêm