Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
08:11 13/08/2022

9 sai lầm kinh điển trong lịch sử của Apple

Để có được thành công như hiện tại, Apple đã trải qua nhiều thăng trầm, đồng thời cũng không thiếu những sai lầm kinh điển.

Sa thải Steve Jobs

Nhiều người sẽ bất ngờ về thông tin Steve Jobs bị đuổi khỏi công ty do chính ông sáng lập, trước khi quay trở lại và đưa Apple lên vị trí đỉnh cao của thế giới công nghệ. Việc đó đã thật sự xảy ra. Năm 1985, những mâu thuẫn trong nội bộ đã khiến cho cả 2 nhà đồng sáng lập ra đi. Steve Wozniak tự rút lui, trong khi Steve Jobs bị sa thải. Sau khi mất việc, Jobs bán phần lớn cổ phiếu Apple, dồn sức thành lập công ty máy tính NeXT.

Đến năm 1996, Apple mua NeXT, mở đường cho nhà sáng lập quay trở lại vị trí điều hành vào năm 1997. Nếu không có thương vụ này, có lẽ một Apple thành công như hiện nay không tồn tại. Đuổi việc Steve Jobs là một trong những sai lầm lớn nhất của Apple.

Macintosh Portable

Apple đặt tham vọng sản xuất một chiếc laptop linh động cao. Hãng sau đó cho ra đời Macintosh Portable, mẫu máy chạy bằng pin đầu tiên của công ty. Nhưng so với các tiêu chuẩn ngày nay, nó được đánh giá là đủ chức năng ngoại trừ "di động".

Macintosh Portable được trang bị màn hình LCD đen trắng dạng ma trận, đi kèm bàn phím và trackpad dạng bi xoay. Sản phẩm được đánh giá là thời thượng khi đó, nhưng điểm yếu là khá nặng (khoảng hơn 7 kg) và dùng pin nên không thể cắm nguồn để sử dụng trực tiếp. Ngoài ra, mức giá tới 6.500 USD năm 1989, tương đương 12.600 USD ngày nay, khiến chúng khó tiếp cận với đa số người dùng.

Apple sau đó đã sửa sai với mẫu PowerBook 100 mỏng nhẹ hơn, cũng như cải thiện các nhược điểm của Macintosh Portable. PowerBook sau đó chiếm 40% tổng doanh số laptop của hãng trong năm đầu tiên, tạo ra doanh thu hơn một tỷ USD.

Apple Newton

Newton đánh dấu sự tham gia của Apple vào thị trường trợ lý kỹ thuật số cá nhân (PDA), đi kèm màn hình cảm ứng. Đây cũng là thiết bị Apple đầu tiên có tính năng nhận dạng chữ viết tay. Tuy nhiên, tính năng nổi bật cuối cùng lại gặp vấn đề lớn. Tốn 5 năm phát triển với nguồn vốn đầu tư 100 triệu USD, nhưng Newton ra mắt với phần mềm nhận dạng chữ viết tay chưa kịp hoàn chỉnh vào năm 1993.

Nó thường cho kết quả sai nghiêm trọng, kể cả khi nâng cấp phiên bản mới. Một năm sau khi trở lại nắm quyền điều hành Apple, Steve Jobs quyết định khai tử thiết bị này.

Apple Pippin

Năm 1996, Apple lấn sân mảng game console khi phát hành máy chơi game có tên là Pippin, được sản xuất bởi Bandai. Sản phẩm có nhiều ưu điểm khi đó nhờ hệ điều hành Macintosh được làm mới cho phép vận hành mượt hơn các nền tảng khác.

Tuy nhiên, lý do khiến Pippin thất bại là do số lượng trò chơi trên máy game này không nhiều và giá quá cao. Nếu như sản phẩm của Apple giá tới 600 USD, các thiết bị đối thủ như Nintendo 64, chỉ khoảng 200 USD. Pippin sau đó bị "khai tử".

MobileMe

Năm 2000, Apple ra mắt nền tảng Internet iTools, sau đó đổi tên thành .Mac năm 2002 và MobileMe năm 2008.

MobileMe được đánh giá là một trong những sự kiện ra mắt thất bại nhất trong lịch sử Apple. Ra đời cùng với iPhone 3G và App Store, MobileMe cho phép người dùng lưu trữ danh bạ, tài liệu, lịch, ảnh, video và email từ xa, đồng thời truy cập mọi thứ trên thiết bị Apple và trên máy chạy Windows thông qua trình duyệt với giá 99 USD. Ngay khi ra mắt, hệ thống gặp phải tình trạng gián đoạn dịch vụ và làm mất email người dùng, cũng như tính năng dùng thử vận hành sai.

Jobs sau đó đã không hài lòng và triệu tập khẩn cấp đội ngũ MobileMe. Tại cuộc họp, ông thậm chí đã mắng nhóm này một cách thậm tệ vì làm việc không hiệu quả. Nền tảng đóng cửa năm 2012 và bị thay bởi iCloud - dịch vụ ra mắt trước đó một năm.

iPhone 4 và bê bối Antennagate

iPhone 4 là một trong những thế hệ iPhone có thay đổi nhiều nhất. Apple dùng thiết kế hoàn toàn mới, loại bỏ các cạnh cong, vỏ nhựa, chuyển sang khung thép không gỉ vuông vắn. Nhưng iPhone 4 cũng có một lỗ hổng lớn về thiết kế: các dải thép không gỉ xung quanh cạnh cũng được tận dụng làm antenna thu sóng di động.

Khoảng cách giữa 2 dải antenna ở góc dưới sẽ bị che khi người dùng cầm vào, làm giảm khả năng thu tín hiệu. Apple cố gắng hạ thấp mức độ nghiêm trọng của vụ việc. Thậm chí CEO Steve Jobs còn cho rằng người dùng cầm điện thoại sai cách. Kể từ đó, Apple thay đổi thiết kế để sự cố không xảy ra lần nữa.

iPad 3

iPad 3 là chiếc iPad đầu tiên có màn hình Retina, ra mắt cùng iPhone 4. Máy được trang bị chip A5X, máy ảnh 5 megapixel quay video HD 1080p... Nhưng 7 tháng sau khi ra mắt, Apple đã quyết định ngừng sản xuất và tung ra iPad 4. iPad 3 được xem là thiết bị có tuổi đời ngắn nhất của Apple.

Nguyên nhân iPad ngừng bán liên quan đến chip A5X không thể tương thích tốt với màn hình Retina, cũng như máy rất nóng khi sử dụng. Việc "khai tử" thiết bị từ rất sớm khiến người dùng iPad tức giận.

Apple Maps trên iOS 6

Ứng dụng bản đồ riêng có tên Apple Maps được Apple giới thiệu năm 2012 trên iOS 6 với tham vọng thay thế Google Maps. Tuy nhiên, sản phẩm nhanh chóng trở thành thảm họa khi định vị và chỉ đường sai, đồ họa kém, tính năng đồng bộ không chính xác. Tuy nhiên, ở các phiên bản về sau, Apple dần cải thiện tính năng cho phần mềm của mình.

Bàn phím cánh bướm

Thất bại gần đây nhất của Apple là bàn phím cánh bướm trên MacBook. Từ năm 2012, laptop chạy macOS được trang bị bàn phím kiểu cắt kéo. Đến 2015, Apple bắt đầu thay đổi thành kiểu cánh bướm với mong muốn máy mỏng hơn. Hãng cho rằng cơ chế này hoạt động ổn định và phân phối lực nhấn đều hơn. Tuy nhiên, thiết kế tồn tại lỗ hổng nghiêm trọng, khe hở lớn phía dưới phím khiến bụi bẩn tích tụ, sau đó lọt vào bên trong, sinh ra nhiều vấn đề khác nhau.

Lỗi này khiến bàn phím cánh bướm trở thành một trong những tính năng bị ghét nhất trên MacBook. Apple phải mở chương trình thu đổi dành cho người dùng gặp lỗi. Cuối cùng, sau nhiều nỗ lực cải thiện nhưng không thể giải quyết tận gốc sự cố, Apple buộc phải khai tử loại bàn phím này và quay về cơ chế cắt kéo quen thuộc từ năm 2019.

Đọc thêm

Xem thêm