Sau Fed, các Ngân hàng Trung ương nào tăng lãi suất?
Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ vừa tăng lãi suất mạnh lần thứ 4 liên tiếp, ngay sau đó Ngân hàng Trung ương Anh cũng tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 33 năm.
Thị trường hàng hóa
5 kết quả phù hợp
Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ vừa tăng lãi suất mạnh lần thứ 4 liên tiếp, ngay sau đó Ngân hàng Trung ương Anh cũng tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 33 năm.
Thị trường tài chính và đồng bảng Anh đã có phản ứng mạnh ngay sau khi Tân Thủ tướng Anh Liz Truss công bố kế hoạch giảm thuế và chi tiêu mới. Theo Công ty tư vấn kinh tế Oxford Economics, các thị trường dường như đang nghi ngờ độ tin cậy của kế hoạch ngân sách dài hạn của nước này.
Mỹ hiện là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu thế giới, do đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất tác động mạnh tới nền kinh tế toàn cầu. Sau quyết định tăng lãi suất cơ bản mới đây của Fed, một loạt Ngân hàng Trung ương từ châu Á đến châu Âu đã có hành động tương tự.
Nữ hoàng Anh qua đời ở giai đoạn nền kinh tế Anh bất ổn. Các doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, thị trường chứng khoán đóng cửa, tiền tệ và hộ chiếu phải in lại... là những tín hiệu của nguy cơ suy thoái mà nền kinh tế Anh sẽ phải đối mặt, tạo áp lực lớn lên hai nhà lãnh đạo mới.
Theo các chuyên gia, các thị trường hàng hóa chủ chốt “hạ nhiệt” là dấu hiệu cho thấy tình hình lạm phát đang tạm thời lắng xuống. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là thế giới sớm quay trở lại với thời kỳ lạm phát thấp và các lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ được kết thúc.