Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
07:00 24/02/2023

Vì sao xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm tốc trong tháng 1/2023?

Tháng 1/2023, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm 2 con số. Cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nắm bắt xu hướng thị trường để lấy lại "phong độ" xuất khẩu.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ giảm hơn 60%

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 1/2023 đạt 806 triệu USD, giảm 38,4% so với tháng 12/2022 và giảm 48,6% so với tháng 01/2022. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 491,7 triệu USD, giảm 43,8% so với tháng 12/2022 và giảm 58,1% so với tháng 01/2022.

Vì sao xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm tốc trong tháng 1/2023?

Đáng chú ý, mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu tới các thị trường đều giảm trong tháng 1/2023. Dẫn đầu là xuất khẩu tới thị trường Hoa Kỳ đạt 367,3 triệu USD, giảm 60,4% so với tháng 01/2022; Tiếp theo là thị trường Trung Quốc đạt 132,9 triệu USD, giảm 1%; Nhật Bản đạt 129,1 triệu USD, giảm 12,9%...

Tháng 1/2023, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm mạnh do có thời gian nghỉ Tết Nguyên đán và đơn hàng giảm. Nhiều thị trường lớn trên thế giới vẫn đối mặt với lạm phát cao khiến nhu cầu tiêu dùng giảm, dẫn tới đơn hàng mới giảm, tác động trực tiếp đến kết quả xuất khẩu của ngành gỗ.

Nhận định về thị trường, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương - cho biết, năm 2023, dự báo triển vọng thương mại quốc tế đối với đồ gỗ tương đối thuận lợi, nhưng vẫn còn nhiều bất ổn xuất phát từ hạn chế nguồn cung, áp lực lạm phát làm giảm sức mua, chi phí năng lượng và các vấn đề về logistics.

Đáng chú ý, các thị trường xuất khẩu chính như Hoa Kỳ, EU tiếp tục giảm nhu cầu nhập khẩu do những ảnh hưởng từ lạm phát, suy thoái kinh tế, niềm tin tiêu dùng thấp.

Với khu vực thị trường EU, dù được các doanh nghiệp đặt sự quan tâm do hưởng lợi từ các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới (FTAs) cũng như dư địa cho ngành gỗ là rất lớn. Tuy nhiên, tiêu chuẩn kỹ thuật, hợp chuẩn, yêu cầu chứng minh nguồn gốc gỗ… mà phía EU đặt ra vẫn là những vấn đề không dễ vượt qua.

Bên cạnh đó, việc EU áp dụng dự luật liên quan đến nạn phá rừng sẽ là thách thức không nhỏ đối với xuất khẩu gỗ vào thị trường này trong thời gian tới.

Nguồn cung dồi dào, lượng hàng tồn kho cao tại các thị trường đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc dẫn đến xu hướng các đơn hàng chậm lại và mức giá xuất khẩu gỗ nguyên liệu giảm. Thị trường Trung Quốc dù đã mở cửa trở lại nhưng chuỗi cung ứng nội địa chưa hoàn toàn hồi phục, ẩn chứa nhiều rủi ro.

Doanh nghiệp cần nắm bắt xu hướng thị trường

Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Thống kê châu Âu, những mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ EU nhập khẩu chính từ các thị trường ngoài khối như đồ nội thất phòng khách và phòng ăn, ghế khung gỗ, đồ nội thất phòng ngủ. Đây đều là những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh.

Tuy nhiên, lượng nhập khẩu từ Việt Nam vẫn còn thấp, cụ thể lượng nhập khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn từ Việt Nam chiếm 7,4% tổng lượng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn EU nhập khẩu từ các thị trường ngoài khối; ghế khung gỗ chiếm 13% tổng lượng ghế khung gỗ; đồ nội thất phòng ngủ chiếm 3,2%. Dư địa thị trường còn nhiều là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng thị phần tại thị trường EU.

Ông Nguyễn Liêm - Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) – nhận định, dù tình hình lạm phát tại nhiều thị trường vẫn lan rộng nhưng nhu cầu tiêu thụ nội thất của thị trường quốc tế vẫn cao. Việt Nam mới chỉ chiếm được thị phần rất nhỏ trong “miếng bánh” này. Cơ hội phát triển của ngành vẫn lớn, nếu công tác tiếp cận khách hàng, mở rộng thị trường được tổ chức tốt.

Còn theo ông Nguyễn Phương - Công ty Minh Thành, trong xu hướng thắt chặt chi tiêu do lạm phát, người tiêu dùng sẽ đòi hỏi nhiều hơn từ chất lượng đến sự khác biệt trong thiết kế. Những doanh nghiệp đầu tư nhiều trong khâu thiết kế, phát triển sản phẩm riêng sẽ thu hút được khách mua hàng quốc tế. Do đó, ngoài việc phát triển sản phẩm mới, doanh nghiệp sản xuất nội thất cần đầu tư nhiều cho đội ngũ bán hàng, phát triển kinh doanh cũng như đẩy mạnh tham gia các hội chợ trong nước lẫn quốc tế để tiếp cận thêm thị trường mới.

Để hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nói chung và sang thị trường EU, Hoa Kỳ nói riêng, ông Vũ Bá Phú cho hay, hiện Bộ Công Thương đã và đang tích cực phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương trên cả nước triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ ngành gỗ và lâm sản đẩy mạnh công tác phát triển thị trường, xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam thông qua các Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, Chương trình Thương hiệu quốc gia, Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực thiết kế, phát triển sản phẩm.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ, đặc biệt là hệ thống các thương vụ, tổ chức xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài thường xuyên, kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam, các hiệp hội ngành gỗ nắm bắt thông tin thị trường, nhu cầu xuất, nhập khẩu, tận dụng lợi thế của các FTA đã ký kết để có kế hoạch, chiến lược xuất khẩu, tiếp cận thị trường. Đồng thời, cảnh báo sớm các rào cản thương mại, chính sách bảo hộ tại các thị trường và đồng hành cùng doanh nghiệp trong các vụ việc liên quan đến phòng vệ thương mại.

"Tuy nhiên, những yếu tố liên quan đến thị trường, “bền vững” và “xanh” đang là xu hướng lớn trên thế giới, cũng là yêu cầu bắt buộc đối với sự phát triển ngành gỗ trong bối cảnh mới. Do đó, kịp thời nắm bắt xu hướng và xây dựng chiến lược phù hợp sẽ giúp ngành gỗ Việt Nam chiếm lại ưu thế thị trường cũng như định hình chuỗi giá trị ngành gỗ trong tương lai”, ông Vũ Bá Phú khuyến nghị.

Đọc thêm

Xem thêm