Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
09:37 23/04/2023

Trái phiếu doanh nghiệp đảo chiều tích cực trước các chính sách mới

Kể từ khi Nghị định 65/2022/NĐ-CP được ban hành, phải mất 5 tháng để thị trường trái phiếu doanh nghiệp có sự gia tăng tích cực. Đây cũng là sự chuyển biến đến từ việc giảm lãi suất cùng các chính sách giải cứu thị trường bất động sản được Chính phủ đưa ra trong thời gian qua.

13 lô trái phiếu được phát hành

Theo báo cáo vừa được công bố của Công ty xếp hạng tín nhiệm FiinRating, trong tháng 3 vừa qua đã ghi nhận sự đảo chiều của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong hoạt động phát hành. Cụ thể, đã có tổng cộng 13 lô trái phiếu với tổng trị giá đạt gần 27 nghìn tỷ đồng được phát hành thành công. Trong doanh nghiệp bất động sản đã chiếm tới 6 lô phát hành, giá trị đạt 23,7 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh 12 lô TPDN riêng lẻ, có 1 lô trái phiếu phát hành công chúng từ Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan với giá trị 2 nghìn tỷ đồng. Tính từ đầu năm, doanh nghiệp này đã phát hành tổng cộng 3 lô trái phiếu ra công chúng với tổng trị giá 3,5 nghìn tỷ đồng.

Số lượng trái phiếu phát hành thành công đã gia tăng đáng kể, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp bất động sản (Ảnh: FiinRatings)

Giá trị phát hành riêng lẻ trong tháng 3 đã tăng gấp 3 lần so với tháng trước và tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên FiinRating cho rằng chưa thể khẳng định thị trường sẽ sôi động trở lại ngay từ quý 2/2023 mà sẽ cần phải theo dõi một số động thái từ phía nhà quản lý nhằm gỡ khó cho thị trường, đồng thời phục hồi niềm tin của nhà đầu tư cá nhân.

Ngược lại, quy mô trái phiếu mua lại trước đáo hạn trong tháng 3 đạt gần 18 nghìn tỷ đồng, tăng 3 lần so với tháng trước và tăng gần 2,08 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Tuy nhiên đây cũng là tháng đầu tiên kể từ tháng 10/2022 quy mô mua lại thấp hơn quy mô phát hành, đánh dấu lần đầu tiên sau 5 tháng giá trị thị trường TPDN Việt Nam gia tăng kể từ khi Nghị định 65/2022/NĐ-CP được ban hành. Một tín hiệu tích cực cho vấn đề nguồn vốn và thanh khoản của các doanh nghiệp phát hành trái phiếu.

FiinRating nhận định, các tín hiệu tích cực này đến từ động thái giảm lãi suất điều hành, Nghị định 08/2023/NĐ-CP, Nghị quyết số 33/NQ-CP về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản và gần đây nhất là việc lập tổ công tác gỡ vướng cho các dự án động sản. Đây cũng là tiền đề để thị trường TPDN dần khôi phục trở lại bởi yếu tố pháp lý là rủi ro lớn nhất trên thị trường tín dụng.

Còn 90 doanh nghiệp khất nợ

Đặc biệt, dù hoạt động mua lại tăng mạnh nhưng tổng giá trị TPDN riêng lẻ đảo hạn trong thời gian còn lại của năm vẫn còn khá cao, ở mức hơn 220 nghìn tỷ đồng. Các doanh nghiệp bất động sản có số dư trái phiếu đến hạn chiếm khoảng 40%, ở mức 93,2 nghìn tỷ đồng.

Trong đó, tổng dư nợ trái phiếu riêng lẻ đáo hạn trong hai quý sắp tới lần lượt ở mức 36,2 nghìn tỷ đồng vào quý II và 35,4 nghìn tỷ đồng vào quý III. Đây là các con số lớn đáng kể so với tổng quy mô tín dụng phục vụ kinh doanh bất động sản cũng như năng lực tín dụng của doanh nghiệp bất động sản hiện nay.

Với áp lực nợ đáo hạn sẽ đáo hạn trong năm 2023, các chuyên gia của FiinRating cũng dự báo tỷ lệ nợ xấu trái phiếu sẽ tiếp tục đà tăng trong quý 2 và quý 3/2023. Đặc biệt là trong thời điểm thị trường bất động sản vẫn chưa có nhiều tín hiệu khởi sắc.

Nhiều doanh nghiệp đang gặp áp lực đáo hạn trái phiếu

Cũng theo báo cáo này của FiinRatings, số lượng doanh nghiệp thông báo chậm trả gốc, lãi trái phiếu đang tiếp tục tăng. Đến ngày 17/4, thị trường đã ghi nhận 89 tổ chức phát hành chậm thực hiện nghĩa vụ nợ trái phiếu doanh nghiệp, tổng giá trị hơn 110 nghìn tỷ đồng.

Theo thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), từ đầu tháng 4/2023 đến nay đã có 14 lượt doanh nghiệp thông báo chậm trả nợ trái phiếu. Trong đó nhóm bất động sản tiếp tục chiếm tỷ lệ cao. Một số doanh nghiệp lý giải việc chậm thanh toán là do thị trường bất động sản gặp khó, tín dụng bị siết chặt, thanh toán giảm làm ảnh hưởng đến dòng tiền thu từ các dự án.

Báo cáo của FiinRatings cũng nhận định, có 48% tổ chức phát hành chậm trả nợ trái phiếu có mối liên quan. Trong đó, 27% tổ chức phát hành chậm trả thuộc cùng một tập đoàn (theo quan hệ sở hữu mẹ - con, hoặc cùng một công ty mẹ), 13% tổ chức phát hành chậm trả có cùng pháp nhân đại diện/ sở hữu và 7% còn lại là đối tác liên kết, góp vốn đầu tư của nhau.

Đọc thêm

Xem thêm