Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
07:10 20/01/2023

Thị trường hàng hóa hôm nay 20/1: Dầu lấy lại động lực tăng giá

Thị trường hàng hóa hôm nay 20/1, giá dầu quay trở lại với đà tăng sau một phiên giảm điều chỉnh, khi các nhà đầu tư tiếp tục lạc quan về nhu cầu tiêu thụ.

Giá dầu bật tăng trở lại

Thông tin từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá dầu thô hôm nay như sau, báo cáo của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) mặc dù cho thấy tồn kho dầu thô thương mại tăng trong tuần qua, nhưng các dữ liệu khác cũng phản ánh nhu cầu có dấu hiệu khởi sắc, đã tiếp tục hỗ trợ cho giá. Dầu WTI tăng 1,02% lên 80,6 USD/thùng. Dầu Brent tăng 1,39% lên 86,16 USD/thùng.

Mở cửa phiên với lực bán nhẹ khi khối lượng giao dịch mỏng và dữ liệu doanh số bán lẻ tiêu cực của Mỹ trước đó ảnh hưởng phần nào tới tâm lý các nhà đầu tư, song giá dầu đã lấy lại động lực tăng trước kỳ vọng tích cực về nhu cầu. Trong đó, Trung Quốc vẫn đang là điểm sáng chính thúc đẩy lực mua. Theo các chuyên gia kinh tế của Bloomberg, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hiện được dự báo sẽ tăng trưởng 5,1% vào năm 2023 và 5% vào năm tới, lần lượt cao hơn các mức 4,8% và 4,9% trong cuộc khảo sát vào tháng trước khi kế hoạch mở cửa trở lại diễn ra sớm hơn so với nhiều dự đoán trước đó.

Các nhà phân tích của JPMorgan cũng đã đưa ra ước tính về tăng trưởng nhu cầu dầu của Trung Quốc đang đà tăng lên mức kỷ lục 16 triệu thùng/ngày. Lĩnh vực hoá dầu tại quốc gia này cũng đầy tiềm năng, khi mới đây nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu của Saudi Arabia, Saudi Aramco đang thảo luận về các khoản đầu tư vào lĩnh vực hóa dầu với các công ty Trung Quốc.

Vào tối qua, báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 13/1 tăng 8,4 triệu thùng, trái ngược với dự đoán giảm của thị trường. Con số này cũng cao hơn so với dữ liệu của Viện dầu khí Mỹ (API) với mức tăng 7,6 triệu thùng, kéo giá dầu giảm nhẹ ngay sau đó. Tồn kho xăng cũng tăng 3.4 triệu thùng, trong khi tồn kho nhiên liệu chưng cất giảm.

Tuy nhiên, báo cáo trong tuần qua cũng phản ánh nhu cầu có dấu hiệu khởi sắc hơn. Nhu cầu dầu thô cho hoạt động lọc dầu tại Mỹ tăng nhẹ so với tuần trước đó, với biên lợi nhuận lọc dầu được giao dịch ở mức cao mới trong 5 tháng trong phiên thứ 4 liên tiếp. Xuất khẩu dầu Mỹ trong tuần trước tăng mạnh 1.7 triệu thùng, đạt 3,8 triệu thùng, cao hơn 400.000 thùng so với mức trung bình 4 tuần và là tín hiệu tích cực đối với giá.

Thêm vào đó, các sản phẩm dầu được cung cấp trong tuần qua bất ngờ tăng mạnh lên mức 20,3 triệu thùng so với mức chỉ 17,6 triệu thùng từ tuần trước đó, vượt mức trung bình 4 tuần hơn 400.000 thùng, với các sản phẩm xăng và nhiên liệu chưng cất được cung cấp đều tăng. Dấu hiệu khởi sắc trong tiêu thụ đã khiến giá dầu bật tăng trở lại.

Mặc dù nhu cầu đang là điểm sáng, đặc biệt là trên thị trường Trung Quốc, song về phía nguồn cung, các yếu tố vẫn còn khó đoán định. Bất chấp sự thúc đẩy của một số nước châu Âu nhằm siết chặt doanh thu từ dầu mỏ Nga hơn nữa, chính quyền Biden có xu hướng phản đối bất kỳ động thái nào nhằm hạ thấp giới hạn giá xuất khẩu dầu thô của Nga. Liên minh châu Âu EU đã đồng ý xem xét lại mức trần giá hai tháng một lần, bắt đầu từ giữa tháng Giêng, với mục đích giữ ngưỡng thấp hơn ít nhất 5% so với giá thị trường trung bình.

Tuy nhiên, lo ngại giá dầu tăng có thể kéo theo lạm phát, nhất là khi nhu cầu tại Trung Quốc có thể bùng nổ, khiến mức trần giá khó có thể thấp hơn. Mặc dù vậy, giới hạn giá đối với các sản phẩm dầu từ Nga vào đầu tháng 2 tới đây có thể sẽ làm phức tạp hơn dòng chảy thương mại.

Đọc thêm

Xem thêm