Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
20:05 18/01/2023

EU đang trở thành thị trường xuất khẩu chủ lực của hàng hóa Việt Nam

Vài năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các nước thuộc Liên minh châu Âu ngày càng tăng cao.

Ngay trong năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam với các nước EU đạt khoảng 76,3 tỷ USD, tăng 5,1 % so với cùng kỳ năm 2021. 

Xuất khẩu đạt gần 56 tỷ USD, tăng 10,2%. Như vậy, thặng dư thương mại của Việt Nam với khu vực thị trường châu Âu đạt 35,5 tỷ USD, tăng 36,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vài năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các nước thuộc Liên minh châu Âu ngày càng tăng cao.

Ông Đặng Hoàng An, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết: Trong năm 2022, bất chấp tình hình châu Âu phức tạp, khủng hoảng năng lượng, lạm phát tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất kéo dài ở nhiều nước, rủi ro về suy thoái kinh tế tại các nước khu vực châu Âu và tiêu dùng có xu hướng giảm. Tuy nhiên, những thành tích nêu trên là rất đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, việc xuất khẩu hàng hóa sang EU vẫn tồn tại một số hạn chế, như chưa chú trọng phát triển các thị trường tiềm năng, là các thị trường có quy mô nhỏ nhưng mức tăng trưởng xuất nhập khẩu cao.

Hoạt động của Thương vụ tại một số địa bàn kiêm nhiệm chưa đạt hiệu quả như mong đợi. 

Ngoài ra, trên thực tế, nhiều mặt hàng của Việt Nam chưa hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu cao do EU đặt ra từ các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật, truy xuất nguồn gốc đến các vấn đề môi trường, phát triển bền vững… dẫn đến khó khăn trong tiếp cận sâu hơn vào khu vực thị trường này.

“Các doanh nghiệp trong nước chưa chú trọng phát triển thương hiệu cho các sản phẩm xuất khẩu, hiện vẫn đang tập trung nhiều vào xuất khẩu mặt hàng nguyên liệu, gia công có giá trị gia tăng chưa cao”, ông Hoàng An nói.

Theo Thứ trưởng Đặng Hoàng An, năm 2023, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU có nhiều thuận lợi, như các Hiệp định Thương mại tự do với các đối tác khu vực châu Âu (EVFTA, VN-EAEU FTA, UKVFTA,... tiếp tục có tác động tích cực đối với thương mại, hàng hóa Việt Nam.

Bên cạnh đó, nhu cầu các mặt hàng nông sản đảm bảo an ninh lương thực tăng cao lại là mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam.

Do đó, để tận dụng các yếu tố này, lãnh đạo Bộ Công Thương đề nghị các cơ quan chức năng, nhất là Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực thi các FTA và các khung khổ hợp tác Ủy ban liên chính phủ (UBLCP), Ủy ban hỗn hợp (UBHH)... 

Cụ thể, đẩy mạnh công tác triển khai thực thi, tận dụng tối đa các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết với các đối tác khu vực châu Âu (EVFTA, UKVFTA, VN-EAEUFTA) để phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh. 

Thông qua các cơ chế Ủy ban liên Chính phủ, Uỷ ban hỗn hợp, xây dựng cách tiếp cận mới để tháo gỡ các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong hợp tác kinh tế - thương mại song phương, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp hai bên tận dụng mọi cơ hội để phát triển thị trường, và tối đa hóa lợi ích của các Hiệp định, các khung khổ hợp tác.

Thứ trưởng cũng đề nghị đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tốt thị trường. Đơn cử, công tác hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai theo hướng cụ thể và sâu sát theo từng thị trường và ngành hàng, tập trung vào những điểm còn hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay như thông tin thị trường; khả năng tự chủ nguyên phụ liệu, năng lực sản xuất để đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn, yêu cầu thị trường, xây dựng thương hiệu… 

Đa dạng hóa hình thức hỗ trợ doanh nghiệp; Tiếp tục triển khai mạnh mẽ “Đề án hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối ở ngoài nước tới năm 2030”.

Tận dụng nguồn lực các chuyên gia nước ngoài và các doanh nghiệp Việt bào (thông qua hoạt động với cộng đồng doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài) hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu và từng bước xây dựng thương hiệu của mình. 

Xúc tiến mạnh mẽ việc thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, có tính chất nền tảng với công nghệ lõi; nghiên cứu thêm các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong nỗ lực đầu tư ra thị trường nước ngoài để từ đó có thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường các nước trong khu vực Âu - Mỹ.

“Tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ Công Thương, các Bộ ngành, các địa phương các Hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Đọc thêm

Xem thêm