Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
07:15 19/01/2023

Thị trường hàng hóa hôm nay 19/1: Giá dầu thô biến động mạnh, giá cà phê quay lại đà tăng

Thị trường hàng hóa hôm nay 19/1, giá dầu thô WTI giảm 0,87% về 79,48 USD/thùng, còn giá dầu Brent đánh mất 1,09% về 84,98 USD/thùng; giá cà phê thế giới tăng.

Giá dầu thô chấm dứt đà tăng

Thống kê từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá dầu thô hôm nay như sau, thị trường giữ được sắc xanh trong phần lớn thời gian của ngày 18/1 khi mà các nhà đầu tư đều giữ kỳ vọng vào việc Trung Quốc sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới. Đà tăng càng được củng cố, khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) công bố báo cáo tháng 1.

Mặc dù, báo cáo cho thấy thị trường dầu có thể ở trong trạng thái thặng dư trong quý I của năm nay, bất chấp nỗ lực mở cửa lại nền kinh tế của Trung Quốc. Tuy nhiên, thông tin này không gây quá nhiều sức ép lên giá bởi IEA cũng có cùng quan điểm với hai tổ chức lớn khác là Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) và Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), nên phần lớn các yếu tố tiêu cực đã phản ánh vào giá trước đó.

Đà tăng được thúc đẩy bởi những lo ngại về việc thị trường sẽ chuyển sang trạng thái thắt chặt trong nửa cuối năm nay, khi mà nhu cầu tiêu thụ dầu phục hồi mạnh mẽ ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Cụ thể, nhu cầu dầu toàn cầu được dự đoán sẽ tăng 1,9 triệu thùng/ngày vào năm 2023, lên mức kỷ lục 101,7 triệu thùng/ngày, cao hơn 100.000 thùng/ngày so với báo cáo trước. Nhiên liệu máy bay vẫn là nguồn tăng trưởng lớn nhất, tăng 840.000 thùng/ngày.

Trong khi đó, tăng trưởng nguồn cung dầu thế giới vào năm 2023 dự kiến sẽ chậm lại ở mức 1 triệu thùng/ngày. IEA cho biết cán cân cung cầu sẽ bị thắt chặt khi sản lượng của Nga giảm gần 870.000 thùng/ngày vì các lệnh cấm vận.

Các thông tin tích cực từ báo cáo của EIA đã đưa giá dầu WTI vượt 82 USD/thùng và giá dầu Brent vượt 87 USD/thùng, tuy nhiên, đà tăng không duy trì được đến cuối phiên khi mà những lo ngại về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất lại gấy sức ép lên giá.

Mặc dù, doanh số bán lẻ và sản lượng sản xuất, công nghiệp ở Mỹ giảm trong tháng 12 củng cố kỳ vọng Fed sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất. Chỉ số giá sản xuất PPI cũng đã hạ nhiệt và tăng ít hơn với kỳ vọng, nhưng vẫn cao hơn 6.3% so với năm ngoái. Vì thế, tâm lý tích cực chỉ tồn tại trong thời gian ngắn tới khi Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard và Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester cho biết lãi suất cần tăng vượt quá 5% để kiểm soát lạm phát.

Việc các nhà hoạch định chính sách giữ lập trường thắt chặt chính sách tiền tệ, khiến cho nhà đầu tư lo ngại hơn về rủi ro suy thoái ở Mỹ, nhất là khi các số liệu kinh tế đều tiêu cực. Điều này đã khiến cho giá dầu giảm mạnh và “thổi bay” đà tăng được tích lũy trước đó.

Trong sáng nay, Báo cáo thống kê độc lập của Viện Dầu khí Mỹ (API) trong tuần kết thúc ngày 13/01 cho thấy tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ tăng 7,6 triệu thùng, trái ngược so với mức dự đoán giảm 1,8 triệu thùng của giới phân tích. Tồn kho xăng tăng 2,8 triêu thùng và cao hơn so với ước tính tăng 2,5 triệu thùng. Mức dự trữ tăng sẽ làm giảm áp lực về nguồn cung, tuy nhiên có thể là yếu tố gây sức ép lên giá trong phiên sáng.

Kim loại quý gặp áp lực sau dữ liệu doanh số bán lẻ tiêu cực của Mỹ

Kết thúc phiên giao dịch ngày 18/01, các mặt hàng kim loại quý đồng loạt đóng cửa trong sắc đỏ, trong khi lực mua trên thị trường kim loại cơ bản đa phần cũng đang có dấu hiệu chững lại. Nhóm kim loại quý chứng kiến đà giảm 1,75% xuống 23,64 USD/ounce của giá bạc, và mức giảm 0,31%, chốt phiên tại 1043, 7 USD/ounce của bạch kim.

Tình hình lạm phát của khu vực châu Âu tiếp tục hạ nhiệt trong tháng 12, với chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng chậm lại ở mức 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng 10,1% vào tháng 11. Thông tin này đã kéo đồng Euro giảm mạnh do niềm tin vào sự giảm tốc trong tiến trình thắt chặt tiền tệ của khu vực này, từ đó hỗ trợ cho đồng USD phục hồi và tạo áp lực bán đối với kim loại quý vàng, bạc và bạch kim do chi phí nắm giữ bớt đắt đỏ hơn. Trong khi đó, một loạt dữ liệu kinh tế mới của Mỹ được công bố đang làm dấy lên lo ngại về bức tranh tăng trưởng trong bối cảnh chi phí vay tăng cao, cũng khiến kim loại quý biến động mạnh.

Theo Bộ Thương mại Mỹ, chỉ số giá sản xuất PPI tháng 12 giảm 0,5% so với tháng trước đó, củng cố cho niềm tin lãi suất sẽ tăng chậm lại trong giai đoạn tới. Đồng Dollar Mỹ suy yếu ngay sau dữ liệu này và hỗ trợ cho đà phục hồi nhẹ của bạc và bạch kim. Tuy nhiên, đà tăng không giữ được quá lâu do dữ liệu doanh số bán lẻ ghi nhận mức giảm 1,1% trong tháng 12 so với tháng trước, nhiều hơn so với kỳ vọng giảm 0.8% và là mức giảm mạnh nhất trong vòng một năm. Trước đó cùng ngày, Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard và Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester đã nhấn mạnh về sự cần thiết phải tăng lãi suất vượt quá 5% để đưa lạm phát về vùng mục tiêu. Các tin tức này không chỉ kéo giá kim loại quý suy yếu, mà còn khiến đà tăng của nhóm kim loại cơ bản có dấu hiệu chững lại.

Cụ thể, giá đồng COMEX mở cửa phiên với lực mua khá mạnh, khi triển vọng nhu cầu tích cực tại Trung Quốc vẫn là động lực chính, trong khi nguồn cung tương đối eo hẹp. Các kho ngoại quan đã đăng ký với Sở LME, COMEX và Thượng Hải chứa khoảng 285.000 tấn đồng, thấp hơn đáng kể so với mức trung bình trước đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, sản lượng đồng tại công ty khai thác Antofagasta của Chile giảm 10,4% vào năm 2022. Một số mỏ đồng khác tại hai quốc gia lớn là Chile và Peru cũng gặp một vài gián đoạn nhất định. Điều đó thúc đẩy giá đồng tiếp tục tăng. Tuy nhiên, với vai trò là thước đo sức khỏe của nền kinh tế, giá đồng nhanh chóng đảo chiều giảm mạnh sau dữ liệu doanh số bán lẻ tiêu cực của Mỹ, hạn chế mức tăng chỉ còn 0,27% so với phiên trước, đạt mức 4,23 USD/pound, thấp hơn mức đỉnh 4,35 USD/pound đạt được trong ngày.

Cà phê Arabica quay trở lại đà tăng

Kết thúc phiên giao dịch ngày 18/01, bảng giá các mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp tiếp tục ghi nhận sự phân hóa giữa sắc xanh và đỏ. Đáng chú ý khi Arabica quay đầu tăng mạnh sau phiên điều chỉnh giảm nhẹ trước đó.

Sau phiên điều chỉnh hôm trước, giá Arabica đã quay trở lại đà tăng trong phiên hôm qua với mức tăng gần 3% dù cho triển vọng nguồn cung vẫn tích cực tại Brazil. Theo thông thường khi mưa tốt, ủng hộ cho sự phát triển của cây trồng sẽ kéo theo sản lượng tốt, từ đó gây sức ép khiến giá giảm, tuy vậy bất chấp triển vọng nguồn cung vẫn diễn biến tốt tại Brazil, quốc giá xuất khẩu Robusta lớn nhất thế giới trong thời gian gần đây, giá mặt hàng này vẫn nhanh chóng quay lại đà tăng sau phiên điều chỉnh trước đó.

Robusta cũng ghi nhận sự tăng nhẹ 0,37% trong phiên hôm qua khi nông dân Việt Nam giảm dần hoạt động bán hàng khi tết nguyên đán cận kề. Thời điểm tết đến, người nông dân tại Việt Nam thường gác lại công việc để chuẩn bị đón tết, hoạt động bán hàng trở nên vắng lặng hơn, trong khi đây là quốc gia cung ứng hàng đầu đang có sẵn hàng. Chính điều này đã hỗ trợ giá khởi sắc trở lại.

Sau 2 phiên tăng, giá đường quay đầu giảm hơn 1% trong phiên hôm qua do số liệu nhập khẩu suy yếu tại Trung Quốc. Theo đó, quốc gia nhập khẩu đường hàng đầu thế giới vừa công bố lượng đường được nước này nhập khẩu trong tháng 12/2022 giảm 6,9% so với năm 2021. Điều này xảy ra là do tác động từ việc đóng cửa nền kinh tế do chính sách Zero Covid mà Trung Quốc triển khải trong hơn 1 năm qua và đây cũng chính là nguyên nhân kéo giá mặt hàng này suy yếu.

Dầu cọ đã hồi phục gần 2% trong ngày hôm qua, nhờ được hỗ trợ từ diễn biến tích cực của dầu thô. Các nhà đầu tư đang xem xét bất cứ sự cải thiện của nhu cầu nào trước tháng ăn chay Ramadan của người hồi giáo. Tháng ăn chay Ramadan sẽ bắt đầu vào khoảng tháng 03 năm 2022. Các nhà nhập khẩu thường sẽ tích trữ dầu ăn để chuẩn bị cho lễ hội. Các thương nhân cho biết Ấn Độ có thể tăng thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm dầu cọ trong thời gian tới khi nông dân trong nước sẵn sàng thu hoạch hạt có dầu vụ đông. Đây đang là yếu tố kìm hãm đà tăng của giá.

Nối tiếp đà tăng từ 2 phiên trước đó, giá bông trong phiên hôm qua bật tăng mạnh gần 3% nhờ hỗ trợ từ Dollar Index và giá dầu thô. Theo đó, Dollar Index tiếp tục suy yếu khiến giá bông Mỹ trở nên rẻ hơn đối với khách hàng nắm giữ các loại tiền tệ khác, từ đó kích thích lực mua trên thị trường. Bên cạnh đó, giá dầu thô tăng mạnh, khiến Polyester, chất thay thế chính của bông trở nên đắt hơn và kéo theo giá bông đi lên. Cùng với kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ trở nên tích cực hơn tại Trung Quốc đã giúp giá bông bật tăng mạnh.

Giá cà phê nội địa giảm nhẹ khi cả nước bước vào nghỉ Tết Nguyên đán

Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng nay, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ tiếp tục giảm nhẹ khi bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Hiện giá cà phê được thu mua trong khoảng 40.300 – 40.900 đồng/kg, giảm nhẹ khoảng 200 đồng/kg so với ngày hôm qua.

Theo Thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 15 ngày đầu năm mới, cả nước đã xuất khẩu tổng cộng 91,9 nghìn tấn cà phê, thu về kim ngạch hơn 202,5 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu trong nửa đầu tháng 01 năm nay đã giảm tương đối mạnh 20% về lượng và 18% về giá trị.

Giá một số hàng hóa

Bảng giá nông sản

 

Đọc thêm

Xem thêm