Thị trường hàng hóa
Ngày 28/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số146/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số (CĐS) quốc gia đến năm 2025, định hướng đếnnăm 2030" (sau đây gọi tắt là Đề án).
Ngay trong năm đầu tiên thực hiện Đề án, các bộ, ngành và địa phương đã rất nỗ lực và tích cực thực hiện các nhiệm vụ được giao. Đến nay đã có 05/30 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (Bộ TT&TT; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Xây dựng; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) và 42/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành Kế hoạch triển khai Đề án
Nhận thức về CĐS trong cơ quan nhà nước không ngừng được nâng cao ở các cấp chính quyền thông qua nhiều hoạt động truyền thông phong phú, đa dạng. 08/30 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 43/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tổ chức hội nghị, hội thảo, chương trình, sự kiện nhằm truyền thông, nâng cao nhận thức về CĐS.
09/30 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 40/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thiết lập chuyên trang, chuyên mục về CĐS trên Cổng Thông tin điện tử của cơ quan, với tổng số 5.938 tin bài.
04/30 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 36/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã sản xuất các chương trình, phim tài liệu, phóng sự về CĐS và đăng tải, phát trên hệ thống phát thanh truyền hình, các kênh, nền tảng trực tuyến.
11/30 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, 32/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 09 tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã gửi đề xuất các bài toán lớn cần giải quyết để thực hiện CĐS.
Tính đến ngày 28/10, có 116.870 người theo dõi kênh truyền thông "CĐS quốc gia" trên Zalo.
Nhân lực chuyên trách CNTT/CĐS trong các bộ, ngành, địa phương cũng được bồi dưỡng về CĐS. Tổng cộng đã 196.340 lượt cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, ngành,địa phương được bồi dưỡng, tập huấn về CĐS.
CĐS chỉ thành công khi được người dân hiểu, hưởng ứng, tham gia, người dân trở thành công dân số, có các hoạt động được đưa lên môi trườngsố. Theo đó, mô hình tổ CNSCĐ đã đóng vai trò hỗ trợ hữu hiệu nhất để giúp người dân CDS. Việc đẩy mạnh phát triển tổ CNSCĐ được xem là một trong những nhân tố quan trọng giúp quá trình CĐS quốc gia được diễn ra nhanh hơn.
Tính đến ngày 31/10, trên toàn quốc đã có 62/63 tỉnh, thành phố đã thành lập được 64.681 tổ CNSCĐ với 302.622 thành viên tham gia từ cấp xã, thôn, phố. Phổ cập kỹ năng số cho tổ CNSCĐ trên Nền tảng học trực tuyến mở đại trà đạt tổng cộng 188.738 lượt truy cập và tham gia khóa tập huấn.
Đến nay cũng đã tổ chức bồi dưỡng trực tiếp cho tổ CNSCĐ tại 59/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương./.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm