Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
08:41 26/05/2023

Những phát minh từng gây sợ hãi cho loài người: Từ đường sắt đến AI

Các công nghệ mới không phải lúc nào cũng được đón nhận tích cực. Trái lại, bởi vì mới và lạ, nên chúng thường gây ra sự hoài nghi, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trong thời gian ban đầu. Chỉ một cái nhìn nhanh vào lịch sử phát triển của công nghệ cũng có thể cho chúng ta rõ điều này.

Tâm lý sợ điều xa lạ của con người

Chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà các tiến bộ công nghệ mang tính cách mạng đối với nhân loại liên tục được ra đời. Từ năng lượng hạt nhân, internet, điện thoại di động cho tới trí tuệ nhân tạo (AI)…, tất cả đều đã và đang tạo ra những bước ngoặt đối với cuộc sống trên hành tinh này.

Nhân loại đang lo sợ công nghệ AI sẽ khiến máy móc kiểm soát lại con người - Ảnh: GI

Nhưng cách loài người đón nhận những phát minh công nghệ không phải lúc nào cũng dễ dàng. Trái lại, sự nghi ngờ và thậm chí sợ hãi còn là xu hướng chủ đạo, đặc biệt nếu nhìn lại quá khứ. Việc những đổi mới, sáng tạo về công nghệ bị chế giễu, chỉ trích hoặc thậm chí xem như ác quỷ từng xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử.

Nhà triết học và sử học công nghệ người Đức, Christian Vater nói: “Chúng tôi nhận thấy sự hoài nghi về công nghệ xuất hiện ngay cả trong những ghi chép sớm nhất mà chúng tôi có về lý thuyết công nghệ”. Phát biểu với đài DW, tiến sĩ Vater cho biết, có nhiều lý do dẫn đến điều này, bao gồm sự phức tạp của các phát minh công nghệ và sự thiếu kiến thức hoặc hiểu biết liên quan hoặc thậm chí chỉ đơn giản là sự chi phối của cảm xúc.

Trong khi đó, tiến sĩ Helmuth Trischler - trưởng bộ phận nghiên cứu tại Bảo tàng Deutsches (Munich) - thì nhận định, sự hoài nghi đối với các phát minh mới không phải là bằng chứng cho thấy nỗi sợ hãi chung về công nghệ. "Nguyên nhân lớn nhất là nhận thức hạn chế. Nhưng cũng thật tốt khi mọi người muốn xem xét mọi thứ thận trọng”, tiến sĩ Trischler nói. Ông cũng chỉ ra rằng, các phát minh công nghệ có thể gây ra cả mối lo ngại, hoảng sợ đến mức cực đoan có thể được nhìn thấy trong ví dụ về đường sắt và điện hạt nhân.

Đường sắt bị xem như quỷ dữ

Khoảng 200 năm sau khi được phát minh, đường sắt là một hình thức vận chuyển hoàn toàn bình thường cho người và hàng hóa trên khắp thế giới và là một phần cấu trúc của xã hội hiện đại. Nhưng trong những ngày đầu, một số người coi đường sắt là công việc của quỷ dữ.

Tuyến đường sắt công cộng đầu tiên trên thế giới được khánh thành ở Anh vào năm 1825. Sau đó, đầu máy hơi nước chạy nhanh, ồn ào và đầy khói khắp châu Âu - kéo theo đó là nỗi sợ hãi về tàu hỏa. Tại Đức thời đó có một thuật ngữ gây sợ hãi với nhiều người, đó là "Eisenbahnkrankheit", tức "say tàu xe.” Điều này được cho là xuất phát từ tốc độ lên đến 30 km/giờ - được coi là rất nhanh ở thời điểm đó - và cảm giác rung lắc đến chóng mặt khi ngồi trong toa xe lửa.

Hình minh họa chuyến tàu hỏa đầu tiên của nhân loại ra mắt ở Anh năm 1825. Ảnh: DW

Tại châu Âu, ngay cả khi mạng lưới đường sắt phát triển khắp nước Anh thời Victoria, sự chế giễu đối với phương thức vận chuyển này vẫn mạnh mẽ, bằng chứng là các bức tranh biếm họa châm biếm và các báo cáo minh họa rất tiêu cực của cảnh sát về các sự cố liên quan đến tàu hỏa.

Nhà nghiên cứu người Đức, Trischler cho biết những phản ứng này là "hoàn toàn có thể hiểu được". Những tiến bộ công nghệ thường làm dấy lên nỗi sợ hãi khiến mọi người phản ứng với những tiên lượng và sự lo lắng theo cách nghiêm trọng hóa vấn đề. "Xét cho cùng, cái mới khơi dậy sự tò mò và dễ trở thành nghi ngại. Công nghệ về cơ bản luôn gắn liền với cảm xúc”, tiến sĩ Trischler giải thích.

Sợ năng lượng nguyên tử trở thành thảm họa

Nhưng không phải mọi phát minh đều ngay lập tức gợi lên những cảm xúc tiêu cực. Ví dụ, khi năng lượng hạt nhân mới xuất hiện, thái độ của công chúng khá tích cực. Lò phản ứng với mục đích nghiên cứu đầu tiên của Đức được xây dựng ở Munich vào năm 1957, và 4 năm sau, năng lượng hạt nhân đã bắt đầu được hòa vào lưới điện quốc gia.

Vào những năm 1960, năng lượng nguyên tử được coi là một giải pháp thay thế sạch và rẻ cho dầu mỏ và than đá, đồng thời khuyến khích hy vọng về một sự phát triển công nghiệp mới. Song những tiếng nói chỉ trích đầu tiên lớn lên ở Đức vào năm 1975, khi công trường xây dựng một nhà máy hạt nhân bị người biểu tình chiếm đóng. Các nhà đấu tranh môi trường tại Đức cảnh báo về biến đổi khí hậu, suy giảm nước ngầm (do lò phản ứng cần rất nhiều nước làm mát) và các vấn đề an ninh có thể xảy ra liên quan đến các nhà máy điện hạt nhân.

Năng lượng hạt nhân vẫn bị phản đối cho tới tận ngày nay. Ảnh: Bloomberg

Phong trào chống điện hạt nhân phát triển nhanh chóng nhờ nỗi sợ hãi sau những sự cố như vụ cháy một phần lò phản ứng tại Three Mile Island, bang Pennsylvania (Mỹ) năm 1979 và thảm họa ở nhà máy điện nguyên tử Chernobyl (Liên Xô cũ, nay là Ukraine) năm 1986. Năng lượng hạt nhân là chủ đề tranh luận trong nhiều thập kỷ, cho đến khi thảm họa tại Fukushima ở Nhật Bản vào năm 2011 đã dẫn đến việc nhiều nước quyết định loại bỏ điện hạt nhân vĩnh viễn hoặc không dám lắp đặt mới.

Trong khi ở một số nơi trên thế giới, năng lượng hạt nhân vẫn được coi là một giải pháp thay thế tốt cho nhiên liệu hóa thạch, thì ở các quốc gia khác, nó gợi lên sự lo lắng gần như hiện hữu. “Khi chúng ta nghĩ về lý do tại sao mọi người quan tâm đến năng lượng hạt nhân, chúng ta có thể chỉ ra câu hỏi về chất thải hạt nhân, đến Chernobyl hoặc Fukushima. Dù là các sự cố do con người tạo ra hoặc do thảm họa thiên nhiên thì nó luôn trở thành động lực cho chủ nghĩa hoài nghi công nghệ”, tiến sĩ Valter nói.

Đến nỗi sợ máy móc kiểm soát con người

Ranh giới giữa thiện chí và hoài nghi, ủng hộ và bác bỏ có thể trở nên mong manh như thế nào, được minh họa bằng cuộc tranh luận hiện tại về AI. Nhà khoa học máy tính và nhận thức người Mỹ John McCarthy đã đặt ra cụm từ "trí tuệ nhân tạo" vào năm 1956 để mô tả một ngành khoa học máy tính với mục tiêu là tạo ra những cỗ máy có khả năng trí tuệ giống như con người.

Sau nhiều thập kỷ phát triển, gần đây cuộc tranh luận về chủ đề AI đã tập trung vào chatbot ChatGPT, một ứng dụng AI được phát hành vào tháng 11 năm 2022 và ngay lập tức gây ra tranh cãi . Vào tháng 3 , Ý đã phản ứng bằng cách trở thành quốc gia đầu tiên chặn phần mềm này, ít nhất là tạm thời. ChatGPT hiện được cho phép hoạt động trở lại tại Ý, nhưng chỉ sau khi nhà phát triển ứng dụng này cam kết làm rõ các vấn đề về dữ liệu người dùng với chính phủ Ý.

Mặc dù AI hứa hẹn nhiều lợi ích - chẳng hạn như cải thiện chăm sóc sức khỏe hoặc tăng cường an toàn đường bộ - cũng có rất nhiều chỉ trích về công nghệ này. Nỗi sợ hãi dường như chạy theo hai hướng: Một số lo lắng về khả năng bị lạm dụng, giả mạo hoặc thông tin sai lệch cũng như về tương lai nghề nghiệp và tài sản trí tuệ của họ, trong khi những người khác lo sợ về những phát triển kỹ thuật trong tương lai có thể dần dần mang lại cho AI nhiều quyền lực hơn và dẫn đến máy móc kiểm soát con người.

Nhưng theo tiến sĩ Trischler, những nghi ngại về AI nói chung bắt nguồn từ sự phức tạp của công nghệ này chứ không phải cảm xúc mơ hồ. “Những câu hỏi về tác động thực sự của AI đối với nghề nghiệp của một người là những mối quan tâm hợp lý chứ không phải là nỗi sợ hãi bao trùm về máy móc”, ông Trischler nói. “Những dự đoán rằng AI tới một lúc nào đó sẽ khiến mọi nỗ lực sáng tạo của con người trở nên thừa thãi và máy móc sẽ chiếm lĩnh thế giới, là có cơ sở”.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm