Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
14:49 25/07/2022

Kỹ năng số - chìa khóa để giới trẻ ASEAN tham gia nền kinh tế số

Trong bối cảnh thế giới biến đổi phức tạp và sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư, thanh thiếu niên - những thế hệ công dân trong tương lai - sẽ phải trang bị những năng lực và kỹ năng mới để có thể thành công trong môi trường cạnh tranh toàn cầu.

 

Cơ hội việc làm mới cho giới trẻ Đông Nam Á

Theo dự báo của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), đến năm 2025, con người chỉ chiếm khoảng 48% lực lượng lao động, còn máy móc và các thuật toán chiếm đến 52%. Vì vậy, việc giáo dục đơn thuần chỉ tập trung vào truyền đạt kiến thức không còn phù hợp nữa. Thay vào đó, phương pháp tập trung vào tư duy và kỹ năng, những yếu tố rất "con người" mà máy móc không thể thay thế ngày càng được chú trọng. Đây là cốt lõi của giáo dục hiện đại, nơi đào tạo ra nguồn nhân lực sẵn sàng thích nghi trước mọi sự thay đổi.

Tại Đông Nam Á, giới trẻ hiện chiếm khoảng 34% dân số và được coi là tương lai của khu vực. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhóm đối tượng này đã trở nên dễ bị tổn thương hơn do bị đe dọa mất việc làm, gián đoạn giáo dục và đào tạo cũng như những trở ngại lớn trong việc tham gia thị trường lao động hoặc chuyển đổi công việc.

Trong báo cáo "Giải quyết khủng hoảng việc làm cho thanh niên do đại dịch COVID-19, gây nên tại châu Á và Thái Bình Dương" do Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) công bố, năm 2020, 13 quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương phải gánh chịu mức tổn thất 10 - 15 triệu việc làm toàn thời gian cho thanh niên (những người được xác định trong cuộc khảo sát từ 15 - 24 tuổi).

Trong bối cảnh đó, những thanh thiếu niên ở khu vực Đông Nam Á - thị trường năng động bậc nhất thế giới - cần phải thích nghi nhanh chóng. Sự bùng phát của đại dịch đã dẫn tới cuộc sống của con người ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các công cụ số, nền kinh tế cũng ngày càng trở nên kỹ thuật số hơn. Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á (ngoại trừ Lào và Myanmar) đều có tỷ lệ thâm nhập Internet cao hơn 70%. Riêng trong đại dịch COVID-19, việc sử dụng Internet đã tăng từ 50% lên 70% trên toàn cầu. Kết quả là số lượng các công việc mới đòi hỏi sự thành thạo về các kỹ năng số và nâng cao ngày càng tăng, trong khi nguồn cung lực lượng lao động trẻ có thể đáp ứng nhu cầu đó lại đang thiếu hụt.

Tỷ trọng của nền kinh tế số hiện chỉ đang chiếm khoảng 7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của ASEAN, so với 16% ở Trung Quốc, 27% ở EU-5 (Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha và Anh) và 35% ở Mỹ. Tuy nhiên, một báo cáo của AT Kearney dự báo, ASEAN có tiềm năng lọt vào nhóm 5 nền kinh tế số hàng đầu thế giới vào năm 2025.

Báo cáo e-Conomy SEA 2021 do Google, Temasek và Bain & Company công bố cũng nhấn mạnh khu vực này đang trên con đường trở thành nền kinh tế số trị giá 1000 tỷ USD vào năm 2030, với 5 lĩnh vực hàng đầu (thương mại điện tử; tài chính dịch vụ; du lịch trực tuyến; phương tiện truyền thông trực tuyến; vận tải và thực phẩm), cùng 2 lĩnh vực non trẻ đang phát triển nhanh chóng là healthtech (công nghệ sức khỏe) và edtech (công nghệ giáo dục).

Cùng với sự phát triển của các lĩnh vực này, khoảng 100.000 việc làm mới được tạo ra cho các chuyên gia lành nghề và 4 triệu "đối tác" hoặc công nhân theo lịch trình linh hoạt - những người cung cấp các dịch vụ hàng ngày như giao hàng, hậu cần thương mại điện tử và vận chuyển.

Khi các công ty như Expedia, Go-Jek, Grab, Meta, Netflix, Lazada và Sea Group tiếp tục các hoạt động kinh doanh cốt lõi, đội ngũ lao động của các doanh nghiệp này được dự báo sẽ tăng trưởng 10%/năm - nhanh hơn mức tăng trưởng việc làm chung là 1% - 3% ở hầu hết các nước Đông Nam Á. Trong khi đó, việc tạo việc làm cho lao động linh hoạt được dự báo sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2025.

Có thể thấy đại dịch đã xóa sổ hàng triệu việc làm ở Đông Nam Á, nhưng nền kinh tế số đang mang lại hy vọng mới, đặc biệt cho những người trẻ - nếu họ được trang bị các kỹ năng cần thiết.

Giải quyết "lỗ hổng" kỹ năng để nắm bắt cơ hội

Câu hỏi đặt ra là liệu giới trẻ ASEAN có thể tham gia vào nền kinh tế số hay không? Mặc dù có nhiều việc làm hơn được tạo ra trong nền kinh tế số, nhưng thanh niên ASEAN phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng liên quan đến "sự sẵn sàng" của họ, cùng với sự sụt giảm lớn việc làm do đại dịch. ILO lưu ý rằng tình hình việc làm của thanh niên trên toàn thế giới vẫn chưa hồi phục hoàn toàn sau hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khi đại dịch bắt đầu.

Trước đại dịch, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong khu vực đã ở mức cao, vào khoảng mức 8,9% năm 2019 so với 1,3% ở dân số trưởng thành. Con số này đã tăng lên đạt mức cao nhất vào năm 2021, chiếm 11,3% tổng số thất nghiệp. Điều này cho thấy khoảng 25,4 triệu thanh niên ở ASEAN thất nghiệp trong bối cảnh sự gia tăng của các bệnh lây nhiễm COVID-19 và các lệnh hạn chế đi lại.

.Tỷ lệ thất nghiệp ở ASEAN trước và sau COVID-19 (%) (Nguồn: Source: ILOSTAT)
.Tỷ lệ thất nghiệp ở ASEAN trước và sau COVID-19 (%) (Nguồn: Source: ILOSTAT)

Các đợt bùng phát COVID-19 đã gây ra sự gián đoạn kinh tế lớn giữa chủ doanh nghiệp và công nhân trong khu vực. Kinh tế khu vực thu hẹp với tỷ lệ -3,3% vào năm 2020, giảm từ 4,4% vào năm 2019. Sự suy giảm kinh tế không chỉ dẫn gây mất việc làm ở thanh niên mà còn gây gián đoạn quá trình chuyển tiếp từ trường học sang nơi làm việc cho hơn 15 triệu sinh viên mới tốt nghiệp đại học và phổ thông từ 10 nước thành viên ASEAN. Theo báo cáo của ILO, trong năm 2020, số giờ làm việc ở ASEAN giảm đáng kể 8,4%, tương đương với 24 triệu lao động toàn thời gian với một tuần làm việc 48 giờ.

Tình hình càng trở nên trầm trọng hơn do sự không phù hợp giữa các kỹ năng mà lực lượng lao động trẻ hiện có và các bộ kỹ năng cần thiết trong tương lai. Một báo cáo của LinkedIn (2021) nhấn mạnh, khoảng 2/3 số vị trí việc làm đang tăng lên từ 15 lĩnh vực công việc đòi hỏi phải thành thạo các kỹ năng số cơ bản như khả năng thực hiện các kỹ năng tiếp thị kỹ thuật số, sử dụng phần mềm văn phòng, quản lý điện toán đám mây và thiết lập các công cụ truyền thông kỹ thuật số và Internet…

Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây của Quỹ ASEAN và google.org cho thấy trong số 1.080 thanh niên được khảo sát trong khu vực, 47,8% bị thiếu các kỹ năng vận hành các phần mềm công việc cơ bản, 72,2% không có hoặc chỉ có các kỹ năng số nâng cao ở mức thấp.

Mức thành thạo kỹ năng số của giới trẻ ASEAN
Mức thành thạo kỹ năng số của giới trẻ ASEAN

Tháng 11/2020, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Khung phục hồi tổng thể ASEAN nhằm giúp giảm thiểu tác động của đại dịch đối với thanh niên. Với gần 70% thanh niên được đào tạo từ các nhà cung cấp tư nhân với mức phí cao hơn so với mức đào tạo do chính phủ tài trợ, các chính phủ ASEAN cần khám phá các khả năng thâm nhập thị trường để bảo vệ và đảm bảo khả năng tiếp cận toàn diện cho những thanh niên bị ảnh hưởng trong đại dịch. Điều này sẽ giúp gia tăng lực lượng lao động trẻ sẵn sàng tham gia vào thị trường việc làm dựa trên nền kinh tế số, một khi nền kinh tế khu vực phục hồi trở lại.

Cùng với ưu tiên thúc đẩy tiếp cận kỹ năng số của thanh niên trong khu vực, các chính phủ ASEAN cũng nên tăng cường các chương trình bảo trợ xã hội bằng cách nhắm đến những người trẻ tuổi và đảm bảo họ có thể học các kỹ năng mới, đồng thời vẫn cân bằng và đáp ứng các nhu cầu hàng ngày khác./.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm