Thị trường hàng hóa
Người giỏi lắng nghe cũng luôn là người giỏi gây dựng mối quan hệ với người khác tốt hơn, vì thế lắng nghe hiệu quả là một kỹ năng hay cần phát triển và rèn luyện. Về cơ bản, mọi người thường nhầm lẫn bởi nghe và lắng nghe, nhưng hai khái niệm này không hề giống nhau. Bạn có thể nghe thấy điều gì đó nhưng không nhập tâm hoặc không phản ứng với nó và từ ngữ cứ thế trôi qua. Nhưng khi bạn thực sự lắng nghe, người đối thoại với bạn sẽ biết rõ bạn đang chú tâm và trân trọng điều đó.
Lắng nghe đòi hỏi phải tập trung, nếu bạn đang mải nghĩ xem bạn định nói gì tiếp đây thì bạn sẽ không thể tập trung và lắng nghe được. Hãy chú tâm vào hiện tại, bởi nếu bạn thực sự lắng nghe, tiềm thức sẽ mách bảo bạn những từ ngữ cần nói tiếp theo hoặc những từ ngữ tiếp theo sẽ nảy ra một cách tự nhiên.
Điều kiện đầu tiên nếu muốn rèn kỹ năng nghe thật tốt đó là bạn phải để đối phương được quyền nói. Khi bạn ngắt lời người khác chắc chắn sẽ cảm thấy đặc biệt khó chịu và chắc chắn sẽ không còn hứng thú gì để chia sẻ nữa.
Khi đối thoại bạn hãy lắng nghe để nhận biết được người nói đang muốn nói tới điều gì chứ không phải những gì mà bạn đang nghe thấy. Hãy để ý xem ngữ điệu và nhịp chuyển điệu của giọng nói cho bạn biết điều gì ẩn sau các từ ngữ. Khi chú ý đến ngôn ngữ hình thể của đối phương bạn sẽ biết những gì người đối diện đang nói có hài hòa hay không. Và nếu không, điều mà họ không được nói ra là gì.
Khi lắng nghe, tại thời điểm thích hợp bạn hãy ra hiệu khích lệ ví dụ như gật đầu, mỉm cười, hay nháy mắt vào những thời điểm thích hợp với những người đang nói. Nếu câu chuyện đáng buồn hoặc đáng ngượng, cách tốt hơn là giao tiếp bằng mắt một cách uyển chuyển.
Khi bạn lắng nghe, hãy đảm bảo bạn luôn hiểu người nói đang nói điều gì. Tóm lược hiểu biết của bạn và nếu cần, hãy yêu cầu người nói nhắc lại những điều họ nói hoặc yêu cầu nói rõ thêm nếu bạn chưa chắc chắn ý hiểu của mình. Đừng bao giờ giả bộ hiểu vấn đề nếu bạn chưa thực sự hiểu.
Cuối cùng hãy đảm bảo rằng bạn kết thúc cuộc gặp gỡ đúng thời điểm. Nếu bạn cần thúc đẩy hành động như một kết quả của cuộc chuyện trò, hãy tóm lược những gì đã nghe được và thảo luận xem hành động cần thực hiện tiếp theo đó là gì.
Nếu có thể hãy ghi chép lại những điểm bạn đồng tình nên thúc đẩy thành hành động tiếp theo, lý tưởng nếu có sự hiện diện của đồng nghiệp. Chuyện này sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của các vấn đề được thảo luận và quyết định. Luôn luôn ghi chú lại những điểm quan trọng, thậm chí nếu phải ghi chú sau cuộc họp.
Sẽ có đôi lúc, bạn có ấn tượng rằng một cuộc trò chuyện thực chất là một đề nghị cho lời khuyên. Hãy thận trọng và tốt hơn hết, bạn chỉ đưa lời khuyên khi được yêu cầu, thay vì “không hỏi mà nói” một cách tự nguyện. Nếu bạn thực sự cảm thấy bạn có điều gì đó quan trọng cần góp ý, hãy hỏi người đó xem họ có vui lòng tiếp nhận lời khuyên của bạn không, và chuẩn bị tinh thần tiếp nhận lời từ chối của họ. Một cách khác, hãy cho lời khuyên bằng cách kể một câu chuyện riêng về cách bạn đã xử lý vấn đề tương tự như của họ. Tuy nhiên, hãy thận trọng vì không có tình huống nào giống nhau hoàn toàn.
Sẽ có đôi khi, khi lắng nghe bạn sẽ chẳng thể làm gì ngoài đồng cảm. Người đó có thể đang kể với bạn điều gì đó đơn giản chỉ để “giải tỏa” như với bất kỳ ai. Trong tình huống này vai trò của bạn là lắng nghe cẩn thận và đồng cảm, để họ biết bạn luôn sẵn sàng chia sẻ nếu họ cần. Quan trọng hơn cả, khi ai đó kể với bạn điều bí mật nào đó, hãy giữ như bí mật của riêng mình.
Giao tiếp không chỉ đơn giản là nói, mà bạn còn phải là một người biết hạ cái tôi xuống để lắng nghe người khác. Người biết lắng nghe chắc chắn sẽ là người có thêm được nhiều giá trị cho chính bản thân mình.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm