Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
13:35 18/07/2022

Internet vạn vật: Mở rộng tầm nhìn ứng dụng trong hoạt động của doanh nghiệp

Cụm từ “vạn vật kết nối” do nhà khoa học máy tính Kevin Ashton dùng lần đầu vào năm 1999, khi còn làm cho Proter & Gamble.

Hiện nay, cơ hội mở ra từ ứng dụng vạn vật kết nối là vô tận, nhất là với các doanh nghiệp trong việc duy trì hoạt động xuyên suốt, sản xuất và bảo trì dự đoán, vận chuyển kho hàng, hậu mãi, haygiám sát các chỉ số ESG.

Internet vạn vật là gì?

Cơ hội mở ra từ ứng dụng IoT là vô tận. Tuy nhiên, các giải pháp IoT thế hệ mới sẽ đòi hỏi phải có sẵn thiết bị, hạ tầng phần cứng và hệ thống mạng đúng loại

IoT là thuật ngữ để chỉ việc sử dụng các thiết bị kết nối mạng internet để truyền tải tín hiệu thông qua mạng lưới riêng hoặc công cộng. Các doanh nghiệp có thể ứng dụng các công nghệ IoT để hệ thống vận hành hiệu quả hơn, an toàn hơn, đáng tin cậy hơn và năng suất hơn, ngày càng có nhiều người tiêu dùng sử dụng công nghệ này cho mục đích theo dõi, kiểm tra và nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày (như thiết bị theo dõi sức khỏe nhỏ gọn có thể đeo trên người, thiết bị đảm bảo an ninh nhà cửa, cảm biến điều chỉnh nhiệt độ, loa và tủ lạnh thông minh). Trong tương lai, IoT còn có thể hỗ trợ vận hành phương tiện hoàn toàn tự lái trong xã hội.

Đối với các ngành sản xuất, IoT công nghiệp (Industrial IoT – IIoT) có thể giúp các doanh nghiệp xây dựng hệ thống trong nhà máy thông minh và tối ưu hóa các chuỗi cung ứng nhờ tự động hóa các hoạt động sản xuất, cho phép quản lý hàng tồn kho từ xa và các vấn đề môi trường, hỗ trợ bảo trì từ xa.

Vì vậy, IoT là một chủ đề khá rộng lớn và có thể được khai thác theo nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, trong phạm vi báo cáo này, chúng tôi đặc biệt tập trung vào việc ứng dụng IoT trong chuỗi cung ứng. Cụ thể là những công nghệ như vậy có thể giúp các doanh nghiệp củng cố chuỗi sản xuất của họ thêm vững vàng trước các gián đoạn thương mại có thể xảy ra trong tương lai.

Theo Hiệp hội Thông tin di động thế giới (Global System for Mobile Communications - GSMA), trên thế giới có khoảng trên 13 tỷ kết nối IoT trong năm 2020, con số này dự kiến sẽ tăng lên 24 tỷ vào năm 2025. Thực tế, IoT lại không phải một xu hướng hoàn toàn mới mẻ.

Cơ hội mở ra từ ứng dụng IoT là vô tận. Tuy nhiên, các giải pháp IoT thế hệ mới sẽ đòi hỏi phải có sẵn thiết bị, hạ tầng phần cứng và hệ thống mạng đúng loại. Việc đảm bảo an ninh dữ liệu sẽ rất quan trọng trong ứng dụng công nghiệp IoT, trong khi đó, yêu cầu lưu trữ dữ liệu trong nước nhằm hạn chế truyền dữ liệu xuyên biên giới còn chưa được đáp ứng cũng góp phần cản trở quá trình ứng dụng IoT và cần được giải quyết. Chi tiết về các vấn đề này sẽ được giải thích dưới đây.

IoT vận hành như thế nào?

Hệ sinh thái IoT

Các thiết bị IoT về cơ bản hoạt động như các máy tính mini có kết nối internet. Các thiết bị IoT thông thường có cảm biến theo dõi một loạt các yếu tố môi trường, từ nhiệt độ, tình trạng linh kiện, việc sử dụng nước và các yếu tố khác. Dữ liệu tổng hợp từ các cảm biến này được truyền qua internet lên kho lưu trữ dữ liệu trực tuyến để xử lý và phân tích, các lệnh dựa trên kết quả phân tích được truyền ngược lại thiết bị.

Có năm thành phần chính trong hệ sinh thái IoT:

1. Phần cứng (ví dụ như thiết bị IoT thực tế)

2. Mạng lưới kết nối giải pháp IoT đến người dùng (ví dụ như Wifi, mạng di động)

3. Phương tiện điều khiển từ xa cung cấp cho người dùng giao diện để kết nối vào giải pháp IoT (ví dụ như điện thoại thông minh, máy tính bảng, đồng hồ thông minh)

4. Nền tảng cung cấp công cụ phân tích (ví dụ như Amazon, Microsoft và Google đều có các nền tảng quản lý IoT)

5. Các giao thức an ninh để đảm bảo giải pháp IoT được bảo vệ.

Theo một khảo sát gần đây của Microsoft, tỷ lệ ứng dụng IoT trong các ngành đều ở mức cao, trên 91% doanh nghiệp sản xuất và 85% công ty trong lĩnh vực năng lượng đã ứng dụng IoT. Khoảng 90% doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề tham gia khảo sát đều coi công nghệ IoT là yếu tố rất quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp. Động lực thúc đẩy các ngành ứng dụng IoT bao gồm duy trì chất lượng, đảm bảo công nghệ, tối ưu hóa vận hành, nâng cao hiệu suất nhân công và cải thiện tình hình an toàn lao động. Quản lý chuỗi cung ứng, tối ưu hóa năng lượng sử dụng và cải thiện yếu tố bền vững cũng là những lý do quan trọng khiến các doanh nghiệp ứng dụng IoT.

Đại dịch có thể đã khiến tỷ lệ ứng dụng IoT giảm 2% vào năm 2025

Theo GSMA, số lượng thiết bị IoT toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng kép (CAGR) ở mức 12% trong giai đoạn 2019-2025 (Biểu đồ 3). Mặc dù số lượng kết nối IoT được kỳ vọng sẽ tăng gấp đôi trong giai đoạn này (lên đến 24 tỷ kết nối vào năm 2025), GSMA gần đây đã điều chỉnh dự báo cho năm 2025 từ trước đại dịch xuống 2% do COVID-19. Tuy vậy, họ cũng cho rằng IoT doanh nghiệp sẽ phục hồi nhanh hơn IoT tiêu dùng, đó là dấu hiệu cho thấy khả năng phát triển của chuỗi cung ứng thông minh trong tương lai.

Với tỷ lệ 91% doanh nghiệp sản xuất đang sử dụng các thiết bị IoT hiện nay, chúng ta dễ đi đến kết luận rằng các kho hàng cũng có tỷ lệ tự động hóa cao tương tự. Thực tế, tỷ lệ kho hàng được tự động hóa vào năm 2016 ước tính chỉ đạt 5%, trong đó tỷ lệ vận hành bằng máy chỉ đạt 15% và 80% vận hành bằng thủ công. Tỷ lệ này được kỳ vọng sẽ thay đổi khi công nghệ robot phát triển với khả năng vận chuyển trở nên tinh vi hơn như nâng và đóng hàng. Biểu đồ 4 minh họa mức độ phổ biến công nghệ kho hàng tự động với tỷ lệ ứng dụng IoT & Phân tích dự kiến gia tăng từ 45% vào năm 2019 lên 90% vào năm 2030.

Doanh nghiệp được dự báo là đối tượng dùng IoT nhiều nhất

Theo GSMA, tới 2025, các doanh nghiệp mới là nhóm đối tượng dùng các công nghệ IoT nhiều nhất chứ không phải người tiêu dùng. Tỷ lệ gia tăng trong nhóm doanh nghiệp chủ yếu đến từ các tòa nhà thông minh (ví dụ như chiếu sáng, hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí (HAVC), an ninh và tự động hóa) với 2,9 tỷ thiết bị IoT mới đưa vào sử dụng, theo sau đó là doanh nghiệp thông minh (1,8 tỷ bao gồm quản lý đội phương tiện, kiểm kê tài sản, nông nghiệp, dầu mỏ & khí đốt, khai thác mỏ và xây dựng) và sản xuất thông minh (1,2 tỷ - theo dõi hàng tồn kho, giám sát và chẩn đoán, quản lý kho hàng). Trong mảng tiêu dùng, nhà thông minh nhiều khả năng sẽ thúc đẩy ứng dụng IoT (1,9 tỷ), ví dụ như cơ sở hạ tầng mạng lưới nhà và thiết bị an ninh nhà cửa. Xem thêm Biểu đồ 5 và 6.

Sự phổ biến IoT ngày càng gia tăng trong ngành công nghiệp cùng với các bước tiến trong ứng dụng tự động hóa và cải thiện kết nối sẽ thúc đẩy phát triển trung tâm dữ liệu trong tương lai. Thêm nữa, theo McKinsey, phần lớn các khoản đầu tư liên quan đến IoT sẽ đổ vào cải thiện hiệu quả vận hành và tận dụng tài sản nhà máy được kỳ vọng sẽ tạo ra 70-75% tổng giá trị tương lai cho các cơ sở nhà máy kết nối. Trong bối cảnh phương tiện tự lái bắt đầu được tung ra trong những năm tới và ngành công nghiệp tăng cường tự động hóa nhờ ứng dụng IoT, chúng tôi tin rằng thị phần nhu cầu trong các mảng này sẽ phát triển mạnh.

Ứng dụng vào chuỗi cung ứng

Các giải pháp IoT hỗ trợ duy trì hoạt động xuyên suốt cho doanh nghiệp

Đại dịch COVID-19 đang và sẽ là chất xúc tác thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng và đầu tư vào các công nghệ IoT như một giải pháp để đảm bảo duy trình vận hành xuyên suốt trong tình huống xảy ra cú sốc bên ngoài trong tương lai. Như nội dung dưới đây, IoT có thể giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi phí, cải thiện hiệu quả và tính linh hoạt trong toàn chuỗi cung ứng, từ sản xuất trong các nhà máy thông minh đến khâu vận chuyển trung gian và dịch vụ hậu mãi.

Ứng dụng các giải pháp IoT có thể mang đến cho các doanh nghiệp tầm nhìn bao quát hơn trên toàn chuỗi cung ứng và tạo điều kiện cho các nhà sản xuất đưa ra quyết định nhanh chóng nhờ trao đổi thông tin tức thời theo thời gian thực.

Cụ thể, đại dịch COVID-19 càng cho thấy tầm quan trọng của việc tiếp cận những dự liệu như vậy. Khi nắm rõ hàng tồn kho nằm ở đâu, thời điểm nào hết linh kiện hoặc biết rõ vị trí chính xác của kiện hàng trong quá trình vận chuyển trên khắp thế giới tại bất kỳ thời điểm nào, các doanh nghiệp có thể có cái nhìn tổng quan tốt hơn về chuỗi cung ứng và có thể ứng phó linh hoạt với các gián đoạn sản xuất và thương mại trong tương lai.

Đại dịch càng nhấn mạnh tầm quan trọng của số hóa

Một khảo sát gần đây của Inmarsat cho thấy hơn một nửa đối tượng tham gia khảo sát nói rằng những thách thức liên quan đến COVID-19 càng nhấn mạnh tầm quan trọng của IoT, trong khi đó, 47% đã thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án IoT nhằm ứng phó với đại dịch (Biểu đồ 7 và 8). Khảo sát này cũng cho thấy những doanh nghiệp đã đẩy nhanh tiến độ triển khai IoT hoặc có chiến lược IoT có khả năng vượt qua đại dịch tốt hơn.

Và các doanh nghiệp đều đang có kế hoạch số hóa sau khi đại dịch xuất hiện. Chi phí cho các giải pháp IoT doanh nghiệp đã tăng 12% vào năm 2020 lên gần 130 tỷ USD theo IoT Analytics, con số này dự kiến còn tăng lên 412 tỷ vào năm 2025 (Biểu đồ 9). Mặc dù nhiều kế hoạch lắp đặt phần cứng đã phải trì hoãn do đại dịch, các doanh nghiệp đã chi nhiều hơn cho các dịch vụ hạ tầng và kho dữ liệu trực tuyến IoT như các giải pháp giám sát tài sản từ xa.

Theo một cuộc khảo sát với các doanh nghiệp sản xuất ở Bắc Mỹ, khoảng một nửa trong số họ đang cân nhắc triển khai nhà máy thông minh và 47% cân nhắc các giải pháp IoT nhằm chuẩn bị cho các gián đoạn hoạt động trong tương lai (Biểu đồ 10). Kết quả này càng được củng cố bởi một khảo sát do Microsoft thực hiện vào năm 2021, trong đó, khảo sát cho thấy đại dịch đã thúc đẩy 44% doanh nghiệp tham gia khảo sát thấy cần phải đầu tư thêm vào chiến lược và giải pháp IoT (so với mức 31% trong năm 2020).

Các doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư thêm vào công nghệ IoT

Một khảo sát khác của Gartner cho thấy 47% doanh nghiệp có kế hoạch gia tăng mức đầu tư vào các công nghệ IoT nhằm giảm chi phí trong tương lai, trong đó Gartner ước tính tới năm 2023 một phần ba doanh nghiệp vừa và lớn đã triển khai IoT sẽ triển khai ít nhất một “công nghệ bản sao số” (digital twin) do COVID-19. Công nghệ bản sao số về cơ bản là bản mô phỏng ảo của một thiết bị cho phép các doanh nghiệp theo dõi và phân tích bản thể thực tế trong môi trường công nghiệp. Công nghệ này tạo điều kiện cho họ thực hiện bảo trì dự đoán, giả định một số tình huống và tối ưu hóa hoạt động của tài sản.

Trong phần tiếp theo, chúng tôi đưa một số ví dụ về cách ứng dụng IoT trên toàn chuỗi cung ứng: sản xuất, bảo trì dự đoán, vận chuyển trung gian và hậu mãi.

Sản xuất và bảo trì dự đoán

Bảo trì dự đoán là một cách ứng dụng quan trọng của IoT. Các cảm biến IoT có thể hỗ trợ bảo trì dự đoán trên thiết bị nhà máy bằng cách giúp giảm thời gian máy ngưng hoạt động và từ đó giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp. Ví dụ, Senseye ước tính các doanh nghiệp trong nhóm Fortune 500 có thể mất khoảng 3,3 triệu giờ mỗi năm vì máy ngưng hoạt động ngoài kế hoạch, tương đương mức tổn thất khoảng 864 tỷ USD hoặc 8% doanh thu mỗi năm.

KUKA – một nhà sản xuất Đức chuyên về các giải pháp tự động hóa thông minh – đã xây dựng một nhà máy ứng dụng IoT cho Jeep ở Mỹ nơi quy trình sản xuất thân xe chưa sơn được tự động hóa. Để làm được điều này, họ đã kết nối 259 con robot và 60.000 thiết bị khác của nhà máy với các hệ thống giám sát và phân tích dữ liệu rất mạnh. Hệ thống kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến sản xuất và giao hàng thực tế, hệ thống có thể xác định chỗ nào đang bị tắc nghẽn và tối ưu hóa năng lực. Quy trình tự động hóa cho phép sản xuất chạy liên tục cả ngày không ngừng nghỉ và nhà máy dễ dàng sản xuất thân xe cho những mẫu Jeep khác nhau. Ngày nay, cứ 77 giây, dây chuyền sản xuất lại hoàn thiện một thân xe.

Tương tự, nhà máy sản xuất Panda của Ericcson ở Nam King (Trung Quốc) dùng các công nghệ IoT di động để giám sát sản lượng của các xí nghiệp, mức hàng tồn kho, vị trí tài sản quan trọng và yếu tố môi trường. IoT cũng được dùng để giám sát hoạt động của các công cụ sản xuất như dụng cụ siết ốc có độ chính xác cao, nghĩa là nhân viên có thể biết đích xác thời điểm những công cụ này cần điều chỉnh dựa trên tình hình sử dụng thực tế chứ không theo định kỳ. Ericsson ước tính những giải pháp IoT như vậy giúp giảm một nửa khối lượng công việc bảo trì thủ công, tiết kiệm 10.000 USD mỗi năm cho nhà máy ở Nam King.

Các giải pháp IoT có thể được ứng dụng trong thu thập dữ liệu về lỗi sản phẩm, trong khi đó, thiết bị IoT đeo trên người và các thiết bị khác có thể giúp cảnh báo cho công nhân những tai nạn có thể xảy ra trong nhà máy thông minh và hỗ trợ công tác đào tạo và bảo trì. Ví dụ, các giải pháp thực tế tăng cường (augmented reality – AR) của Bosch có thể giúp các thợ sửa ô tô nhìn thấy vị trí các linh kiện khó thấy trong xe, đi kèm với đó là hướng dẫn xử lý vấn đề cũng như công cụ cụ thể cần dùng. Bosch ước tính ứng dụng AR như vậy trong các xưởng dịch vụ xe hơi có thể tiết kiệm trung bình 15% thời gian thực hiện trên mỗi khâu (ngay cả trên phương tiện thông thường và với nhiệm vụ sửa chữa ít phức tạp hơn).

Vận chuyển và kho hàng

… và giám sát từ xa các kiện hàng trong quá trình vận chuyển

Các công nghệ IoT có thể được triển khai để giám sát và điều chỉnh điều kiện khí hậu cho hàng hóa nhạy cảm với nhiệt độ trong quá trình sản xuất, vận chuyển và lưu trữ. Ví dụ, hệ thống quản lý container từ xa (Remote Container Management - RCM) của Maersk cho phép khách hàng theo dõi từ xa vị trí và điều kiện (như nhiệt độ và độ ẩm) của các container lạnh theo thời gian thực. Các điều kiện có thể được điều chỉnh từ xa nếu vượt qua các ngưỡng cụ thể, nhờ vậy giảm lượng hàng hóa thuộc nhóm khó bảo quản bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển cũng như thời gian kiểm tra container khi đến nơi.

Maersk là đơn vị vận chuyển 27% lượng container lạnh của cả thế giới, theo họ, khoảng 350 triệu tấn lương thực phải đem bỏ mỗi năm do thiếu kho lưu trữ và chậm trễ trong quá trình vận chuyển. Hiện tại, khoảng 94% trong số 380.000 container lạnh của Maersk có công nghệ RCM hỗ trợ.

Việc theo dõi và kiểm soát từ xa nhiệt độ sản phẩm trong quá trình vận chuyển cũng rất quan trọng với các ngành khác như dược phẩm. Theo Carogsense, khoảng 25% vắc-xin bị giảm chất lượng khi vận chuyển đến nơi do điều kiện vận chuyển không đúng quy cách, còn IQVIA Institute phát hiện ngành dược phẩm sinh học bị tổn thất khoảng 35 tỷ USD mỗi năm do lỗi nhiệt độ trong khâu vận chuyển. Thực tế, con số này thậm chí còn cao hơn trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát và vắc-xin COVID-19 được tung ra trên toàn thế giới.

Các giải pháp IoT có thể được dùng cho hàng hóa nhạy cảm với nhiệt độ…

Sử dụng cảm biến IoT có thể giúp các hãng sản xuất dược phẩm chủ động khoanh vùng những mắt xích yếu trong cả chuỗi cung ứng nơi nhiệt độ có thể thay đổi và đảm bảo những sản phẩm như vắc-xin được an toàn trong môi trường lạnh. Ví dụ, theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (International Air Transport Association - IATA), trên 50% tình huống thay đổi nhiệt độ xảy ra trong khâu vận chuyển hàng không và tại sân bay.

Giám sát kiện hàng từ xa và theo thời gian thực có thể đẩy nhanh tốc độ vận chuyển và xử lý hàng hóa tại cảng. Vấn đề này đặc biệt thiết thực trong bối cảnh đại dịch do nhu cầu hàng hóa tăng cao trong khi vận chuyển lại bị giới hạn khiến tình trạng tắc nghẽn xảy ra ở một số cảng lớn trên thế giới và thời gian thông quan bị chậm trễ kéo dài.

Hiệp hội cảng biến Anh Quốc (Associated British Ports) và Hiệp hội Viễn thông Anh Quốc (British Telecom) hiện đang thử nghiệm công nghệ cảm biến và IoT thế hệ mới tại Cảng Ipswich, Anh Quốc. Họ đã lắp đặt các thiết bị IoT lên cần cẩu và thiết bị vận chuyển để phân tích một loạt dữ liệu (như thời gian hoàn thành yêu cầu, khoảng cách di chuyển, lộ trình di chuyển, trọng lượng hàng được dỡ xuống) cho phép bộ phận quản lý cảng theo dõi tiến độ cả quy trình vận hành từ tàu vào bờ theo thời gian thực và cải thiện luồng hàng từ cầu tàu vào bãi và ra tới cửa khẩu, đặc biệt trong những giai đoạn kẹt cảng trầm trọng và mùa cao điểm. Các thiết bị này cũng giám sát thời điểm cảng không có hoạt động, hoạt động chưa hết công suất và khi cần bảo trì, từ đó giúp cảng giảm chi phí và thậm chí cả lượng khí nhà kính thải ra. Những khả năng do công nghệ mang lại này cũng có thể giúp giảm tối đa lỗi do con người can thiệp và tăng cường sự an toàn tại các cảng.

Cảm biến IoT cũng có thể được ứng dụng nhằm đảm bảo đồ dùng có thể tái sử dụng trong đóng hàng như thùng, ván và xe đẩy không bị thất lạc trong quá trình vận chuyển. Những sản phẩm này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các luồng thương mại hàng hóa nhưng nhiều trường hợp nghiên cứu cho thấy khoảng 10-30% món đồ trong nhóm đó bị thất lạc mỗi năm khiến các doanh nghiệp phải chịu thêm chi phí để mua đồ thay thế.

… và quản lý và di chuyển hàng tồn kho

Trong mảng kho hàng, các công nghệ IoT có thể được dùng trong các phương tiện tự lái theo hướng dẫn (autimated guided vehicles – AGV) để tính toán lộ trình ngắn nhất giữa các kệ hàng và bổ sung hàng mà không cần sự giám sát của con người, quản lý kho và hoàn thành đơn hàng. Ví dụ, Cainiao - đơn vị vận chuyển của Alibaba – có gần 700 AGV ứng dụng công nghệ IoT nhận và giao hàng bên trong kho hàng. Xe AGV có thể tự sạc pin và dự kiến sẽ giúp nhân viên giảm đáng kể quãng đường phải đi trong ngày, từ đó tăng 30% hiệu quả lao động.

Hậu mãi

IoT có thể được dùng trong dịch vụ hậu mãi như bảo trì dự đoán giúp giảm chi phí liên quan đến trả lại hàng hóa do giảm khả năng khách hàng trả lại sản phẩm nếu lỗi được sửa kịp thời. Ví dụ, Caterpillar đưa IoT vào máy móc để tự động phát hiện lỗi. Nhân viên trực của Caterpillar sẽ nhận được tin báo nếu một bộ phận nào đó đang bị lỗi và họ có thể gửi bộ phận thay thế đến khu vực bị ảnh hưởng trước khi cả bộ máy ngưng hoạt động hoàn toàn. Dự liệu có thể được các công ty sử dụng để cải thiện sản phẩm trong tương lai và điều chỉnh thiết kế cho tốt hơn.

Giám sát tác động ESG

Một lợi ích lớn của ứng dụng IoT là khả năng giám sát các chỉ số ESG. Những yếu tố như hiệu quả năng lượng, chất thải và sử dụng nước được ghi nhận qua cảm biến cho phép quản lý nguồn lực hiệu quả và cho ra kết quả chính xác, chi tiết hơn. Trong các chuỗi cung ứng, giám sát thiết bị IoT hỗ trợ theo dõi các chỉ số trên toàn cầu, cho ra dữ liệu các-bon theo thời gian thực và những dự đoán. Từ đó, các bên liên quan có thể hiểu chính xác về tác động, cho phép doanh nghệp ghi lại dữ liệu hiệu quả và mang đến cái nhìn tổng quan hơn cho các nhà đầu tư.

Ví dụ, các cảm biến IoT có thể được dùng để theo dõi lượng năng lượng thiết bị trong một nhà máy đang sử dụng, chỗ nào đang thất thoát năng lượng và cách giải quyết vấn đề. Trong nông nghiệp, các giải pháp IoT có thể giúp giảm tối đa lượng nước sử dụng, phân bón và thuốc trừ sâu và thậm chí giảm tác động của khí nhà kính do gia súc thải ra thông qua theo dõi sức khỏe của vật nuôi.

Theo Danfoss, các giải pháp IoT đã giúp các nhà bán lẻ lương thực tiết kiệm khoảng 37 triệu USD nhờ giảm chất thải từ thực phẩm (ví dụ như nhờ theo dõi nhiệt độ) và cắt được 2 triệu tấn CO2 chỉ trong vòng năm năm qua. Thêm nữa, các giải pháp IoT có thể được dùng trong vận chuyển nhằm rút ngắn lộ trình chuyển hàng, đồng nghĩa với giảm tiêu thụ nhiên liệu, trong khi đó bảo trì dự đoán nhờ ứng dụng công nghệ IoT có thể giúp kéo dài tuổi thọ của các thiết bị quan trọng và từ đó giúp giảm rác thải.

Ngoài ra, nhiều dự án IoT đang có đóng góp vào các Mục tiêu Phát triển Bền vững (Sustainable Development Goals - SDGs) của Liên Hợp Quốc. Hiện tại, 84% các hoạt động ứng dụng IoT góp phần vào các mục tiêu này, 75% trong đó tập trung vào năm mục tiêu lớn, xem thêm tại Biểu đồ 13. Đặc biệt, “công nghiệp, sáng tạo và cơ sở hạ tầng” và “tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm” đều góp phần củng cố tính bền vững cho chuỗi cung ứng. Cần lưu ý rằng những yếu tố môi trường như sử dụng năng lượng trong sản xuất, nguồn cung nguyên liệu thô giới hạn và rác thải điện tử phải được xem xét trong bối cảnh số lượng thiết bị IoT sẽ gia tăng.

Thu thập dữ liệu từ các thiết bị IoT trong chuỗi cung ứng mang lại nhiều lợi ích tiềm năng cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Với doanh nghiệp, theo dõi các yếu tố như chất lượng không khí và nước để tối ưu hóa tình trạng sức khỏe giúp hỗ trợ phúc lợi cho người lao động. Theo dõi tài sản như hàng hóa và cơ sở vật chất cho phép chuỗi cung ứng trở nên minh bạch hơn, từ đó người tiêu dùng có thể giám sát vị trí và thời điểm hàng tới nơi trong quá trình di chuyển trong chuỗi cung ứng.

Một thách thức lớn nảy sinh từ sự gia tăng ứng dụng các thiết bị IoT là vấn đề an ninh mạng của chính các tài sản này. Các thiết bị kết nối thường không có bảo mật phức tạp, tạo ra một lỗ hổng cho tin tặc và dẫn đến nguy cơ bị tấn công an ninh. Trong vận chuyển, các cuộc tấn công trên mạng có thể dẫn đến phân bổ nguồn lực và sản phẩm bị chậm trễ, nhiều khả năng gây ảnh hưởng lớn trong xã hội cũng như tác động tiềm ẩn về mặt tài chính và danh tiếng thương hiệu. Một rủi ro khác là bảo mật dữ liệu – lộ trình di chuyển và các tương tác được ghi lại thường xuyên bằng một loạt thiết bị kết nối làm dấy lên mối lo ngại liệu những thông tin này có rơi vào tay những kẻ có mục đích sai trái.

Các doanh nghiệp ngày càng cần có chuyên gia công nghệ và người phụ trách an ninh thông tin (Chief Information Security Officer - CISO) đứng trong hàng ngũ ban lãnh đạo để đánh giá và quản lý rủi ro liên quan. 73% ban lãnh đạo doanh nghiệp trong nhóm FTSE 350 nhận diện được các nguy cơ trên không gian mạng trong chuỗi cung ứng nằm ở nhóm đối tác cấp một (bên thứ ba). Tuy nhiên, chỉ 23% nhận diện được các nguy cơ trên không gian mạng ở nhóm đối tác cấp hai và xa hơn nữa (bên thứ tư và xa hơn nữa), trong đó 4% hoàn toàn không nhận diện được rủi ro khiến doanh nghiệp trở thành mục tiêu dễ bị tấn công./.

 

Đọc thêm

Xem thêm