Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
09:00 26/08/2023

Do chủ quan, người dùng dễ bị lừa đảo khi thanh toán online

DNVN - Các giải pháp thanh toán không tiền mặt đều có sự an toàn, bảo mật. Tuy nhiên, các rủi ro lại đến từ chisnh thói quen, sự chủ quan của người tiêu dùng.

Sau đại dịch COVID-19, thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam đã có những bước phát triển đột phá. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm 2023, so cùng kỳ năm trước, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 52,35% về số lượng.

Cụ thể, thanh toán qua phương thức sử dụng mã (QR code) tăng tương ứng 151,14% về số lượng và 30,41% về giá trị. Thanh toán qua máy thanh toán thẻ (POS) tăng tương ứng 30,35% và 27,27% về giá trị.

Đóng góp cho kỳ tích tăng trưởng trên là mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ và mã QR đã liên tục được mở rộng và phát triển trong những năm qua, nhờ sự tham gia tích cực của các công ty Fintech (công ty công nghệ trong lĩnh vực tài chính) hợp tác cùng các ngân hàng thanh toán của Việt Nam.

Sau đại dịch COVID-19, thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam đã có những bước phát triển đột phá.

Bà Đặng Tuyết Dung - Giám đốc Visa Việt Nam và Lào cho biết, Việt Nam có hơn 5 triệu doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, đóng góp 45% GDP của cả nước. Trong đó, 89% doanh nghiệp vừa và nhỏ đang xem xét chuyển sang sử dụng dịch vụ tài chính thế hệ mới cũng như các giải pháp thanh toán hiện đại.

Nghiên cứu của Visa về thái độ thanh toán của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023 cho thấy, 85% người tiêu dùng ưa chuộng sử dụng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ cho thanh toán trực tuyến và thanh toán không tiếp xúc.

Ông Nguyễn Hữu Tuất - Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Chuyển đổi số NEXTPAY nhấn mạnh, thông qua việc chấp nhận thanh toán thẻ, các doanh nghiệp được tiếp cận một lượng lớn khách hàng sử dụng thẻ tín dụng trong nước và quốc tế.

Đồng thời, cho phép khách hàng mua trả góp 0% lãi suất qua thẻ tín dụng, giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu và khắc phục khó khăn sau dịch bệnh COVID-19.

Chia sẻ với Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam, ông Tuất cho rằng thời gian tới, các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa và đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ sẽ có cơ hội tốt hơn trong việc tiếp cận các giải pháp thanh toán không tiền mặt.

Ông Nguyễn Hữu Tuất - Tổng Giám đốc NEXTPAY cho rằng rủi ro thanh toán không tiền mặt do thói quen và sự chủ quan của người tiêu dùng. Ảnh: Hà Anh.

Để hạn chế và tránh được những rủi ro trong thanh toán số, cần sự hỗ trợ của các công ty thanh toán, truyền thông cũng như sự hỗ trợ của ngân hàng.

Qua đó, giúp khách hàng ở các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa và doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ hiểu được các rủi ro. Bảo đảm giao dịch an toàn, thuận lợi; kiểm soát được dòng tiền, doanh thu và chi phí của mình.

“Các giải pháp thanh toán không tiền mặt hiện nay đều có sự an toàn, bảo mật. Tuy nhiên, các rủi ro lại do các thói quen, sự chủ quan của người tiêu dùng. Các rủi ro hiện nay chủ yếu tập trung vào các đối tượng khai thác tâm lý, sự chủ quan của khách hàng trong bảo mật để tạo ra các tài khoản giả mạo đối tác để lừa đảo”, ông Tuất nói.

Cũng theo ông Tuất, các cơ quan chức năng cũng đã đưa ra nhiều khuyến cáo và bản thân các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán số cũng liên tục cập nhật các phương thức mà các đối tượng lừa đảo hay sử dụng.

Khách hàng càng sử dụng phương tiện thanh toán nhiều hơn thì sẽ có thói quen tự bảo vệ, tránh được nguy cơ lừa đảo.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm